Những tồn tại, hạn chế của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 69 - 70)

2.3 Đánh giá hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Sài Gòn

2.3.2.2 Những tồn tại, hạn chế của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động NHBL của BIDV Chi nhánh Sài Gòn vẫn còn nhiểu điểm tồn tại:

Về mơ hình tổ chức quản lý hoạt động NHBL: Hiện nay, phòng QHKHCN tại Chi nhánh đã được thành lập nhưng việc tổ chức cơng việc, bố trí chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, cán bộ QHKHCN chưa rõ ràng dẫn đến cán bộ QHKHCN hiện nay phải đảm đương nhiều công việc tác nghiệp nội bộ, chưa dành nhiều thời gian thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của cán bộ QHKHCN là trực tiếp marketing, tiếp thị khách hàng, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ.

Về các hoạt động bán lẻ chủ chốt có sự phát triển nhưng thiếu tính bền vững:

Hoạt động huy động vốn dân cư có tăng trưởng qua các năm nhưng cơ cấu kỳ hạn chưa ổn định, vẫn chủ yếu tập trung vào kỳ hạn ngắn. Tốc độ tăng trưởng HĐVDC không đều, không ổn định, nhiều giai đoạn tăng đột biến (đặc biệt các thời điểm đánh giá kế hoạch (6T, 12T) có nhiều yếu tố kỹ thuật, tốc độ tăng trưởng tập trung vào các khách hàng lớn, dễ biến động, tạo tính phụ thuộc cao.

Hoạt động tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh (11%), thấp hơn mức chung của hệ thống (14,3%); cơ cấu tín dụng bán lẻ chưa hợp lý, dư nợ cho vay cầm cố GTCG chiếm tỷ trọng chủ yếu (61%), các loại hình cho vay tiêu dùng chưa được tập trung phát triển tăng trưởng nhanh.

Thu dịch vụ bán lẻ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh vẫn ở mức thấp. Chất lượng các dịch vụ bán lẻ chưa ổn định (dịch vụ thẻ, BSMS), tiện ích chưa đa dạng, sức cạnh tranh cịn hạn chế do nền tảng công nghệ cho dịch vụ vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư, chưa hoàn thiện.

Số lượng khách hàng vay cá nhân chỉ chiếm khoảng 1% tổng CIF có giao dịch tại Chi nhánh, đồng thời số lượng khách hàng vay khơng có giao dịch tiền gởi

chiếm khoảng 21,3%, chứng tỏ khả năng khai thác tiềm năng tín dụng bán lẻ từ chính nền khách hàng hiện hữu và khả năng bán chéo sản phẩm chưa thật sự tốt.

Cơng tác chăm sóc sau bán hàng chưa được quan tâm đúng, nhiều chương trình marketing, khuyến mại tặng quà triển khai chưa kịp thời do các khâu chuẩn bị, phê duyệt bị chậm tiến độ thời gian.

Công tác tổ chức và phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ chưa đồng đều giữa các phòng/đơn vị, thường thiếu sự theo dõi, giám sát, do đó khó đánh giá thực tế triển khai và thúc đẩy tăng trưởng; Một số quy định liên quan tới hoạt động của BIDV quy định cả hoạt động bán buôn và bán lẻ nên cịn khó hiểu, chưa thực sự linh hoạt, chi tiết …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)