2.2 Thực trạng triển khai dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DV bán lẻ tại BIDV Sài Gòn
2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Phân tích mơi trường vĩ mơ sẽ giúp chúng ta xác định được các cơ hội và thách thức đối với ngành NHBL ở VN. Môi trường vĩ mô bao quanh hoạt động NH bao gồm bốn yếu tố chính: mơi trường chính trị, kinh tế, xã hội và cơng nghệ
a. Mơi trường chính trị
Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Hệ thống chính trị Việt Nam ổn định dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản VN. Nền kinh tế VN được xác định là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo.
b. Môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN đã xây dựng một kế hoạch cụ thể tập trung
vào các nội dung cơ bản như sau:
Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch, công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Trọng tâm của nội dung này là triển khai xây dựng 4 luật về ngân hàng: Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động NH theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển của ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.
Các văn bản pháp luật đang hiện hành: −
−−
− Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2011, quy định các chức năng của Ngân hàng nhà nước theo hướng tăng cường vai trò quản lý, giám sát.
− −−
− Luật Các Tổ chức Tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân, tạo khuôn khổ pháp lý cho Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
− −−
− Thông tư 04/2010/TT-NHNN cung cấp khuôn khổ cho việc hợp nhất, sáp nhập và mua lại của các tổ chức tín dụng.
− −−
− Thông tư 05/2010/NĐ-CP, quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng.
− −−
− Thông tư số 29/2011/TT-NHNNN Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.
− −−
− Thông tư số 32/2011/TT-NHNN ngày 6/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.
− −−
− Thông tư số 34/2011/TT-NHNN ngày 28/10/2011 Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phịng đại diện của tổ chức
tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng. −
−−
− Năm 2001, Chính phủ đã ban hành nghị định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn (NĐ 64/2001/NĐ-CP) tạo khn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
− −−
− Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được Quốc Hội phê duyệt, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng,tài chính,lĩnh vực thương mại....
− −−
− Triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước
− −−
− Ngày 14/4/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có cơng văn số 749/NHNN- CSTT yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận.
− −−
− Ngày 06/04/2010 Chính Phủ đã có nghị quyết số 18/NQ-Cp về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô,không để lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
− −−
− Ngày 07/04/2010 NHNN ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn,hiệu quả năm 2010. Thống đốc yêu cầu các TCTD phải xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN,mở rộng tín dụng,nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng,đi đơi với chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng…
c. Mơi trường kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, dòng vốn luân chuyển chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả
và các biện pháp điều hành đã được triển khai nhất quán trong suốt năm, kiểm sốt các chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát (CPI năm 2012 tăng 6,81%) và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý: mặt bằng lãi suất giảm mạnh và nhanh hơn dự kiến (8- 10%/năm), tín dụng được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng đi đơi với an tồn hoạt động, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với chủ trương chống đô la hóa và chủ trương tập trung vốn vào SXKD. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt chưa đạt được: tổng phương tiện thanh tốn cao hơn mức định hướng; tín dụng tăng trưởng 7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra; nợ xấu trong ngành tăng cao; cân đối vốn theo kỳ hạn chưa vững chắc và còn một số TCTD khó khăn thanh khoản; một số NHTM chưa chấp hành nghiêm quy định lãi suất tiền gửi cùng hàng loạt các vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng
Thị trường chứng khoán VN trải qua rất nhiều thắng trầm trong quá trình hoạt động, phát triển cực nóng trong năm 2006 và chuyển qua giai đoạn trầm lắng, thậm chí là suy thối trong năm 2007 và 5 tháng đầu năm 2008, làm cho đầu tư vốn qua kênh tiền gửi NH trong điều kiện “lãi suất thực âm” vẫn là một chọn lựa chính của người dân. Bên cạnh chứng khốn, bất động sản cũng là một lĩnh vực khá hấp dẫn. Tuy nhiên, giá cả bất động sản của VN đã tăng quá cao so với mặt bằng chung của thế giới nên khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi nhà đầu tư phải có một khối lượng vốn lớn và khả năng chấp nhận rủi ro cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng mạnh của tình hình kinh tế thế giới, giá vàng biến động thất thường, phức tạp nên đầu tư vào vàng cũng khá rủi ro. Chính vì thế, tiền gửi tiết kiệm vẫn sẽ tăng bất kể độ hấp dẫn của đầu tư vào bất động sản hay vàng.
d. Yếu tố công nghệ
BIDV xác định hệ thống công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển và là chìa khóa để thành cơng và tạo lợi thế cạnh tranh. Tổng mức chi phí hàng năm cho hệ thống CNTT là khoảng 25-30 triệu USD, điều này cho phép BIDV xây dựng một nền tảng CNTT mạnh mẽ, tin cậy, ổn định và linh hoạt để cung cấp đầy đủ và tồn diện các dịch vụ ngân hàng. BIDV có một cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại với hệ thống máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu
tập trung, xử lý trực tuyến và hệ thống mạng WAN kết nối tất cả các chi nhánh BIDV trên toàn quốc.
Từ năm 2000, BIDV đã xây dựng hệ thống Core banking (SIBS) phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế với sự tài trợ của WB. Năm 2003, WB và BIDV đầu tư 8,2 triệu USD cho việc xây dựng và triển khai hệ thống Core banking tại 7 chi nhánh. Sau đó, BIDV tự đầu tư hơn 4,4 triệu USD để triển khai hệ thống Core banking cho các chi nhánh cịn lại trên tồn hệ thống. Hệ thống hiện tại cho phép BIDV cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên quy mơ tồn quốc, phát triển các kênh phân phối điện tử tiên tiến, cho phép quản lý tập trung đảm bảo khả năng kiểm sốt và bảo mật trong q trình giao dịch.
Đặc biệt vào năm 2009, BIDV đã thực hiện nâng cấp toàn diện đối với hệ thống SIBS, nhấn mạnh đặc biệt vào dịch vụ tiền gửi, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán và tăng cường an ninh hệ thống
Về công nghệ, trong 5 năm trở lại đây, BIDV đã đăng ký sử dụng rất nhiều dịch vụ lõi của Swift nhằm đáp ứng yêu cầu giao thương buôn bán quốc tế đang ngày một gia tăng như: dịch vụ kết nối Lease line, dịch vụ quản lý tài chính của khách hàng tại tổ chức khác (MT101), dịch vụ thiết lập quan hệ đại lý RMA…Riêng năm 2010, BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai phần mềm lọc điện Swift nhằm phục vụ cơng tác phịng chống rửa tiền, giảm thiểu rủi ro cho chính khách hàng của BIDV và BIDV.
e. Yếu tố văn hóa tập quán và thói quen của người dân
Thị trường Việt Nam với cơ cấu dân cư phân bổ chủ yếu tại nông thôn, mật độ khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cịn ít (20% dân số), khách hàng đa số sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống (tiền gửi, tiền vay, thanh toán…) tại quầy giao dịch nên vẫn là thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng.
Trong giao dịch thanh tốn thơng thường, người dân vẫn giữ thói quen thanh toán tiền mặt, điều ngày là cơ hội cũng như thách thức đối với các ngân hàng thương mại nhằm thay đổi nhận thức người dân, mở rộng thị trường dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ: thanh tốn
qua thẻ ATM, VISA.. thanh tốn hóa đơn định kỳ điện, nước, điện thoại qua ngân hàng… qua đó, nền khách hàng bán lẻ được phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng quan trọng để phát triển các hoạt động NHBL trong tương lai.
Người dân Việt Nam với yếu tố văn hóa tập quán truyền thống lâu đời, đây là cơ hội để BIDV đẩy mạnh triển khai các dịch vụ tiện ích nhằm khai thác hiệu quả các kênh phân phối Ngân hàng điện tử Internet&Mobile Banking; Ưu tiên đầu tư công nghệ hợp lý cho hoạt động bán lẻ, tập trung xây dựng phần mềm phát triển sản phẩm, quản lý kênh phân phối nhằm gia tăng quy mô phát triển nền KH.
2.2.3.2 Các nhân tố bên trong
a. Yếu tố vốn
Mặc dù vốn và quỹ của BIDV tăng qua các năm song hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR – tính theo báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) năm 2009 đạt 9.53% cao hơn với chuẩn CAR 9% hiện nay và hiện đang tăng đều qua các năm (năm 2010 là 9.32% và năm 2011 là 10.28%), điều đó cũng thể hiện năng lực tài chính BIDV là khá ổn định.
Quy mô tài sản tăng trưởng đều qua các năm. BIDV vẫn giữ vị trí thứ hai trên thị trường nội địa sau NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Cùng với sự tăng trưởng 39.8% của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu tăng 37.3% thì lợi nhuận rịng của tồn ngành tăng trưởng 31% (2010), tuy có thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, song đó vẫn là kết quả khả quan do tình hình kinh tế tài chính hiện nay đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và cả nước đang thực hiện công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Hình 2.7 Thị phần tài sản giữa các Ngân hàng
Chi nhánh BIDV Sài Gịn ln được đánh giá là một trong những CN hoạt động hiệu quả và là điểm sáng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, Cụ thể:
Bảng 2.3 Tổng tài sản BIDV Sài Gòn giai đoạn 2009 – 2012
Năm 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản (tỷ đồng) 5,324 5,759 6,365 6,680
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD BIDV Sài Gòn 2009-2012
Tính đến ngày 31/12/2010 tổng tài sản BIDV Sài Gịn đạt 5,759 tỷ đồng, tăng 435 tỷ đồng so với đầu năm với tốc độ tăng trưởng là 8.2%. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của BIDV Sài Gòn ngày càng tăng với tổng tài sản tính đến 31/12/2012 đạt 6,680 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, trong đó nguồn vốn huy động chiếm 96% tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản tăng đánh dấu sự phát triển đáng kể của Chi nhánh BIDV Sài Gịn. Qua đó BIDV Sài Gịn ln khẳng định vị thế top dẫn đầu trong hệ thống.
b. Bộ máy quản lý
Để quản lý hoạt động hiệu quả, đúng theo mơ hình tổ chức quản lý bán lẻ từ Hội sở chính, BIDV Sài Gịn chia hoạt động của thành 5 khối:
Quan hệ khách hàng: Phòng QHKH1, QHKH2, QHKH3 Quản lý rủi ro: Phịng QLRR
Tác nghiệp: P.Quản trị tín dụng, P.Dịch vụ khách hàng, P.Nghiệp vụ thẻ
Nội bộ: gồm các phòng hỗ trợ kinh doanh như Kế tốn, Tổ Chức, Hành Chính, Kế hoạch Nguồn vốn, Điện tốn, Kiểm tra nội bộ
Các đơn vị trực thuộc
Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc có 3 Phó giám đốc.
Năm 2008 Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện cơ chế vận hành theo mơ hình tổ chức, quản trị điều hành sát với thông lệ quốc tế theo dự án TA2 do Quỹ ASEM và World Bank tài trợ với định hướng tập trung phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất, tách bộ phận quản lý tín dụng hoạt động độc lập với bộ phận QHKH để tăng cường quản lý rủi ro trong toàn chi nhánh. Giải quyết tốt các vướng mắc trong mối
quan hệ và sự phối hợp làm việc giữa hai bộ phận QHKH và Quản trị khoản vay trong vận hành tác nghiệp tín dụng.
BIDV Sài Gịn cụ thể hố chức trách, nhiệm vụ của các Bộ phận QHKHCN và Phòng Dịch vụ khách hàng theo hướng:
Cán bộ QHKHCN tập trung vào việc quản lý và chăm sóc khách hàng cá nhân để “bán” các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có chọn lọc.
Cán bộ giao dịch viên tập trung thực hiện xử lý các giao dịch tài khoản với khách hàng và tham gia marketing và bán tại chỗ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiêu chuẩn. Mơ hình tổ chức quản lý bán lẻ từ Hội sở chính đến chi nhánh được kiện toàn và thống nhất. Chi nhánh đã thành lập các phòng ban, chuẩn bị nguồn lực đầy đủ, đảm bảo cho công tác bén lẻ được triển khai đầy đủ và kiện tồn.
Cơng tác quản trị điều hành hoạt động NHBL có bước cải tiến tích cực: Các chỉ đạo điều hành về hoạt động bán lẻ được ban hành và hướng dẫn đồng bộ, kịp thời sát với diễn biến thị trường.
c. Nguồn nhân lực BIDV Sài Gòn
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, thị trường