Kết quả hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 66)

2.3 Đánh giá hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Sài Gòn

2.3.1.4 Kết quả hoạt động bán lẻ

Hình 2.15 Cơ cấu thu nhập rịng hoạt động ngân hàng bán lẻ

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sài Gòn

Đến hết ngày 31/12/12, thu nhập rịng hoạt động bán lẻ đạt 58,82 tỷ, đóng góp 21% tổng thu nhập ròng tồn Chi nhánh; trong đó, thu rịng từ lãi 55,95 tỷ đồng, gồm thu từ hoạt động huy động vốn đạt 52,66 tỷ, chiếm tỷ trọng 89,5% và từ tín dụng 3,29 tỷ, chiếm tỷ trọng 5,6%; thu từ dịch vụ bán lẻ đạt 2,87 tỷ, chiếm tỷ trọng 4,9% thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ.

Thu ròng hoạt động HĐV vốn bán lẻ:

Năm 2012 thu ròng hoạt động huy động vốn bán lẻ đạt 52,66 tỷ, trong đó, thu nhập từ hoạt động HĐV bán lẻ đạt 381,53 tỷ, chi phí huy động vốn là 328,87 tỷ;

Về cơ cấu thu nhập các loại tiền gửi: Tiền gửi khơng kỳ hạn với số dư bình

qn 168 tỷ, chiếm 6% số dư HĐV bán lẻ bình quân năm 2011, đóng góp khoản thu nhập rịng là 16,48 tỷ (thu nhập 23,08 tỷ, chi phí 6,6 tỷ), chiếm 31,2% tổng thu

nhập ròng từ lãi huy động vốn bán lẻ. Trong khi đó, nguồn vốn bán lẻ có kỳ hạn với số dư bình quân đạt 2.704 tỷ, chiếm 94% số dư HĐV bán lẻ bình qn, đóng góp khoản thu nhập rịng 36,18 tỷ (thu nhập 358,45 tỷ, chi phí 322,27 tỷ), ∼ 68,7% tổng thu nhập rịng từ lãi huy động vốn bán lẻ. Như vậy, Lợi nhuận thực tế từ HĐV không kỳ hạn cao gấp 7,32 lần so với HĐV có kỳ hạn.

Thu rịng hoạt động tín dụng bán lẻ:

Tổng thu rịng từ tín dụng bán lẻ đạt 4,39 tỷ, NIM danh nghĩa 1,22%; loại trừ chi phí lãi FTP cho dư nợ bán lẻ nhóm 2-5 mà Chi nhánh phải chịu là 1,1 tỷ, thu nhập ròng thực tế từ hoạt động tín dụng bán lẻ là 3,29 tỷ, NIM thực tế tín dụng bán lẻ chỉ đạt 0,92%, cao hơn NIM thực tế tín dụng của Chi nhánh (0,2%

do dư nợ nhóm 2-5 của Chi nhánh ở mức cao) nhưng vẫn khá thấp, nguyên nhân chính do phần lớn dư nợ bán lẻ của Chi nhánh là cầm cố GTCG (chiếm 61% ∼288 tỷ) có chênh lệch lãi FTP thấp, đồng thời các khách hàng có dư nợ lớn hầu như khơng có chênh lệch lãi FTP (lãi suất cho vay ≤ lãi suất FTP mua vốn từ HO).

Thu từ hoạt động dịch vụ: Thu từ hoạt động dịch vụ trong năm 2011 đạt

2,87 tỷ, bao gồm: thu dịch vụ thẻ đạt 1,89 tỷ, chiếm tỷ trọng 65,9%; thu dịch vụ BSMS đạt 762 triệu (26,6%); thu WU đạt 214 triệu (7,5%), các dịch vụ đều tăng trưởng trên 20% so năm 2010.

Phân tích trên cho thấy, phần lớn thu nhập từ hoạt động bán lẻ là từ huy động vốn bán lẻ, trong đó đặc biệt huy động vốn bán lẻ khơng kỳ hạn có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so nguồn vốn bán lẻ có kỳ hạn. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

bán lẻ cịn thấp, chỉ chiếm tỷ trọng 5,6%, chưa tương xứng với quy mô dư nợ bán lẻ gần 500 tỷ của Chi nhánh. Do đó, cần có biện pháp quản lý, thay đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả từ hoạt động tín dụng bán lẻ, đồng thời gia tăng hoạt động huy động vốn, đặc biệt huy động vốn không kỳ hạn, để mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho Chi nhánh.

2.3.2. Những kết quả nổi bật dịch vụ bán lẻ đã đạt được, một số tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Kết quả nổi bật của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gịn

Phân tích ở phần trên cho thấy, hoạt động ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh trong các năm qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh, cụ thể như sau:

Một là, Huy động vốn bán lẻ liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, cao

hơn mức tăng trưởng tổng nguồn đóng góp chủ yếu trong mức tăng tổng nguồn vốn và cơ cấu lại phần sụt giảm của các TCKT. Trong bối cảnh cạnh tranh các ngân hàng thương mại trên địa bàn, hoạt động huy động vốn luôn là điểm sáng trong kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh chứng tỏ được sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ nhân viên trong công tác tiếp thị, tuyên truyền để thu hút khách hàng.

Hai là, Dư nợ bán lẻ cuối kỳ tăng liên tục qua các năm, cao hơn mức tăng

chung tổng dư nợ của Chi nhánh, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng từ 9% năm 2010 lên 11% năm 2011; Quy mơ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh năm 2011 đứng trong top 10 hệ thống và dẫn đầu địa bàn thành phố; Chất lượng tín dụng bán lẻ tiếp tục được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

Ba là, Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiếp tục khẳng định xu hướng tăng

trưởng tốt, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đối với chỉ tiêu thu dịch vụ bán lẻ; thu dịch vụ ròng bán lẻ tăng cao hơn nhiều so mức tăng của hệ thống; mức tăng trưởng cao ở tất cả các dòng sản phẩm bán lẻ như thu từ dịch vụ BSMS tăng trưởng 66,5%, thu từ dịch vụ thẻ tăng 25,7%, thu từ dịch vụ WU tăng 32%.

Bốn là, Nền khách hàng của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá tốt qua các

năm, đặc biệt trong năm 2011 số lượng CIF có giao dịch tại Chi nhánh, mức tăng 7,8% trong điều kiện nền khách hàng của Chi nhánh đang ở mức cao được đánh giá là một yếu tố tích cực trong phát triển khách hàng. (Chi tiết xem tại phụ lục 01: Phân tích nền khách hàng)

Năm là, Quan điểm nhận thức về hoạt động ngân hàng bán lẻ đã có chuyển

ngân hàng bán lẻ được triển khai toàn diện trên cơ sở quản trị điều hành bán lẻ quyết liệt, có cải tiến tích cực, hồn thiện mơ hình bán lẻ tại các đơn vị.

2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động NHBL của BIDV Chi nhánh Sài Gòn vẫn còn nhiểu điểm tồn tại:

Về mơ hình tổ chức quản lý hoạt động NHBL: Hiện nay, phòng QHKHCN tại Chi nhánh đã được thành lập nhưng việc tổ chức cơng việc, bố trí chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, cán bộ QHKHCN chưa rõ ràng dẫn đến cán bộ QHKHCN hiện nay phải đảm đương nhiều công việc tác nghiệp nội bộ, chưa dành nhiều thời gian thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của cán bộ QHKHCN là trực tiếp marketing, tiếp thị khách hàng, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ.

Về các hoạt động bán lẻ chủ chốt có sự phát triển nhưng thiếu tính bền vững:

Hoạt động huy động vốn dân cư có tăng trưởng qua các năm nhưng cơ cấu kỳ hạn chưa ổn định, vẫn chủ yếu tập trung vào kỳ hạn ngắn. Tốc độ tăng trưởng HĐVDC không đều, không ổn định, nhiều giai đoạn tăng đột biến (đặc biệt các thời điểm đánh giá kế hoạch (6T, 12T) có nhiều yếu tố kỹ thuật, tốc độ tăng trưởng tập trung vào các khách hàng lớn, dễ biến động, tạo tính phụ thuộc cao.

Hoạt động tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh (11%), thấp hơn mức chung của hệ thống (14,3%); cơ cấu tín dụng bán lẻ chưa hợp lý, dư nợ cho vay cầm cố GTCG chiếm tỷ trọng chủ yếu (61%), các loại hình cho vay tiêu dùng chưa được tập trung phát triển tăng trưởng nhanh.

Thu dịch vụ bán lẻ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh vẫn ở mức thấp. Chất lượng các dịch vụ bán lẻ chưa ổn định (dịch vụ thẻ, BSMS), tiện ích chưa đa dạng, sức cạnh tranh cịn hạn chế do nền tảng công nghệ cho dịch vụ vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư, chưa hoàn thiện.

Số lượng khách hàng vay cá nhân chỉ chiếm khoảng 1% tổng CIF có giao dịch tại Chi nhánh, đồng thời số lượng khách hàng vay khơng có giao dịch tiền gởi

chiếm khoảng 21,3%, chứng tỏ khả năng khai thác tiềm năng tín dụng bán lẻ từ chính nền khách hàng hiện hữu và khả năng bán chéo sản phẩm chưa thật sự tốt.

Cơng tác chăm sóc sau bán hàng chưa được quan tâm đúng, nhiều chương trình marketing, khuyến mại tặng quà triển khai chưa kịp thời do các khâu chuẩn bị, phê duyệt bị chậm tiến độ thời gian.

Công tác tổ chức và phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ chưa đồng đều giữa các phòng/đơn vị, thường thiếu sự theo dõi, giám sát, do đó khó đánh giá thực tế triển khai và thúc đẩy tăng trưởng; Một số quy định liên quan tới hoạt động của BIDV quy định cả hoạt động bán buôn và bán lẻ nên cịn khó hiểu, chưa thực sự linh hoạt, chi tiết …

2.3.2.3. Nguyên nhân hạn chế của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn

Huy động vốn bán lẻ bình quân năm Chi nhánh đạt mức khá cao nhưng vẫn thấp so với mức tăng của hệ thống, nguyên nhân do quy mô nền vốn của Chi nhánh đang ở mức cao nên tỷ lệ tăng trưởng chỉ ở mức hợp lý.

Xuất phát điểm từ một ngân hàng quốc doanh chuyên cho vay để đầu tư do vậy cơ cấu khách hàng thiên về xây lắp, DNNN chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc tiếp cận thành phần kinh tế ngồi quốc doanh có phần hạn chế.

Dư nợ bán lẻ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu tín dụng bán lẻ chưa hợp lý, dư nợ cho vay cầm cố GTCG chiếm tỷ trọng chủ yếu (61%), các loại hình cho vay tiêu dùng chưa được tập trung phát triển; Nguyên nhân: mặc dù theo định hướng bán lẻ nhưng Chi nhánh mới chỉ thật sự tập trung vào công tác HĐV bán lẻ, mảng tín dụng bán lẻ chưa được triển khai quyết liệt và đầu tư bài bản do chi phí và cơng sức quản lý nhiều, hiệu quả mang lại trước mắt chưa cao; mơ hình tổ chức những năm trước chưa thúc đẩy cho hoạt động bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng phát triển.

Mức độ hồn thành nhóm chỉ tiêu quản lý bán lẻ (phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, POS…) còn hạn chế. Nguyên nhân do Chi nhánh chưa tập trung đẩy mạnh phát triển về quy mô sản phẩm bán lẻ, đặc biệt là thẻ ATM và BSMS, mở rộng triển khai ở các đối tượng có số lượng CBNV lớn như: Cơng An, Bệnh

viện, Trường học, các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản…, thêm vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm bán lẻ, liên tục thực hiện các chính sách miễn giảm, dịch vụ hậu mãi cao của các ngân hàng trên địa bàn cũng làm hạn chế khả năng phát triển khách hàng tiềm năng của Chi nhánh.

Là một DNNN điển hình, vừa mới được cổ phần hóa chính thức từ tháng 05/2012, nên cơ chế vận hành, bộ máy nhân sự điều hành còn chậm chuyển đổi, cơ chế điều hành tập trung toàn ngành, phân quyền hạn chế cho các chi nhánh nên chưa bảo đảm được tính nhanh nhạy, kịp thời.

Chưa có cơ chế động lực cụ thể, mạnh mẽ hơn tới từng cán bộ thông qua việc trả lương gắn với doanh số bán sản phẩm dịch vụ của cán bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng các sản phẩm DVNH tại BIDV Sài Gòn cũng như vị thế của BIDV Sài Gòn trên địa bàn TPHCM, từ đó đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại cũng như nguyên nhân hạn chế sự phát triển các dịch vụ ngân hàng, giúp cho dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn phát triển ngày một tốt hơn, linh hoạt hơn, đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, gia tăng thị phần.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH SÀI GỊN

3.1 Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011- 2015

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội là phấn đấu GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 7-8% mỗi năm, với mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường tiềm lực phát triển đất nước, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định…tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển.

Khuyến khích phá triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước còn chú ý các mục tiêu khác như nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải thiện đời sống nhân dân đi đơi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an ninh xã hội.

Đề án phát triển ngành Ngân hàng định hướng đến năm 2020 của NHNN gồm các nội dung cơ bản như sau:

− Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống.

− Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ngân hang theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.

− Cải cách căn bản,triệt để nhằm phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mơ hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh. Tăng cường năng lực tài chính

của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.

3.2 Định hướng và mục tiêu hoạt động NHBL và tầm nhìn đến năm 2015

Năm 2012 là năm cuối của kế hoạch phát triển hoạt động NHBL giai đoạn 2009-2012 theo tinh thần nghị quyết của Hội đồng quản trị, cũng là năm đầu tiên chính thức hoạt động với tư cách là NHTMCP cùng với tiến trình tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2011-2013 theo NQ 934/NQ-HDQT. Ba năm tập trung triển khai đồng bộ các hoạt động NHBL đến nay là khoảng thời gian không dài trong cả chặng đường phát triển của BIDV nhưng những gì đạt được trong hoạt động NHBL thời gian qua đã và đang tạo dựng những tiền đề vững chắc để BIDV hướng tới một NHTM bán lẻ hiện đại, cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHBL hàng đầu Việt Nam.

Năm 2012, cùng với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và kế hoạch tái cơ cấu hoạt động của BIDV, hoạt động bán lẻ được xác định là 1 trong 7 cấu phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành, nhằm thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.

Hoạt động NHBL 2012 được xác định là năm bức phá, phát triển mạnh mẽ về quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ và năng lực cạnh tranh, cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững và khơng ngừng gia tăng hiệu quả kinh doanh bán lẻ. Theo đó, mục tiêu hoạt động bán lẻ trong giai đoạn 2011 - 2015 là:

Mục tiêu đến hết 2012: BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHBL đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu”.

Tầm nhìn đến 2015: BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, ngang tầm với các ngân hàng thương mại tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHBL đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)