Hoạt động thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 86 - 88)

3.4.2 Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm

3.4.2.4 Hoạt động thanh toán thẻ

Với định hướng công tác phát triển hoạt động kinh doanh thẻ năm 2012, xác định dịch vụ thẻ là dịch vụ trọng tâm trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mang lại nguồn thu bền vững và có mức tăng trưởng tốt, gia tăng thị phần dịch vụ thẻ, khẳng định vị thế BIDV là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV Sài Gịn cần phải:

đó dịch vụ thẻ là dịch vụ trọng tâm, chủ chốt.

− Phân công lãnh đạo, cán bộ phụ trách phát triển dịch vụ thẻ (bao gồm phát triển thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, POS và các dịch vụ gia tăng khác) trực thuộc phòng/bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân.

− Xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch kinh doanh thẻ được phân giao cho chi nhánh trên tinh thần kiên quyết hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao.

− Tiến hành rà soát nhu cầu khách hàng, đánh giá đối thủ cạnh tranh phục vụ công tác xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh thẻ. Đánh giá hiệu quả triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ, xác định mảng sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh có thế mạnh để tập trung nguồn lực, đảm bảo hiệu quả trong phát triển dịch vụ thẻ.

− Đối với công tác bán hàng: tận dụng triệt để nguồn khách hàng hiện tại, đặc biệt khách hàng có quan hệ tín dụng để bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác đặc biệt là sản phẩm dịch vụ thẻ như dịch vụ trả lương, thẻ tín dụng, POS… Tăng cường thu hút khách hàng mới thơng qua hình thức cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ thẻ đáp ứng đa dạng nhu cầu tài chính của khách hàng.

− Đối với công tác truyền thông dịch vụ thẻ: Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Hội sở chính trong các kế hoạch truyền thơng, chủ động nghiên cứu và thực hiện thêm các phương thức truyền thông khác phù hợp với đặc thù của địa bàn Chi nhánh.

− Tích cực chủ động thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ thẻ tại địa bàn như tổ chức các chương trình thi đua cho cán bộ Chi nhánh, các chương trình marketing, chương trình chăm sóc khách hàng.

− Thẻ ghi nợ: Tích cực triển khai sản phẩm mới BIDV Harmony nhằm thúc đẩy số lượng tăng mạnh đồng thời tạo thêm nguồn thu phí phát hành và sử dụng từ thẻ ghi nợ.

− Thẻ tín dụng: Tận dụng triệt để nguồn khách hàng hiện tại như khách hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay, khách hàng có hợp đồng hợp tác tồn diện… để phát triển nguồn khách hàng tiềm năng có chất lượng đảm bảo mục tiêu phát triển số lượng đồng thời hạn chế rủi ro đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế.

Đối với hoạt động thanh toán thẻ

− Tập trung phát triển rộng rãi mạng lưới POS thông qua tiếp cận trực tiếp tới các đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ trên địa bàn. Đồng thời giữ vững các khách hàng đã phát triển được thông qua việc áp dụng chính sách sau bán hàng đối với các Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) có doanh số giao dịch cao.

− Chủ động tiến hành một số biện pháp Marketing tại địa bàn để đẩy mạnh phát triển số lượng POS, doanh số giao dịch, tạo nguồn thu phí ổn định. Đồng thời như phối hợp cùng ĐVCNT phát triển các điểm ưu đãi nhằm phát triển mạng lưới cũng như hỗ trợ gia tăng tiện ích cho chủ thẻ, tăng trưởng doanh số cho ĐVCNT.

− Tăng cường thực hiện các biện pháp truyền thông tại địa bàn để đẩy mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng trên ATM như thanh toán vé máy bay Jetstar, thanh tốn hóa đơn EVN, mua bảo hiểm…nhằm gia tăng hiệu ứng truyền thông về sản phẩm dịch vụ thẻ BIDV, tăng nguồn thu từ mạng lưới.

− Đối với cơng tác chăm sóc và nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ATM/POS: Nghiêm túc thực hiện theo các quy trình và hướng dẫn của Hội sở chính nhằm nâng cao chất lượng và tính ổn định của hệ thống ATM/POS của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)