2.3 Đánh giá hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Sài Gòn
2.3.2.3 Nguyên nhân hạn chế của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn
Huy động vốn bán lẻ bình quân năm Chi nhánh đạt mức khá cao nhưng vẫn thấp so với mức tăng của hệ thống, nguyên nhân do quy mô nền vốn của Chi nhánh đang ở mức cao nên tỷ lệ tăng trưởng chỉ ở mức hợp lý.
Xuất phát điểm từ một ngân hàng quốc doanh chuyên cho vay để đầu tư do vậy cơ cấu khách hàng thiên về xây lắp, DNNN chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc tiếp cận thành phần kinh tế ngồi quốc doanh có phần hạn chế.
Dư nợ bán lẻ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu tín dụng bán lẻ chưa hợp lý, dư nợ cho vay cầm cố GTCG chiếm tỷ trọng chủ yếu (61%), các loại hình cho vay tiêu dùng chưa được tập trung phát triển; Nguyên nhân: mặc dù theo định hướng bán lẻ nhưng Chi nhánh mới chỉ thật sự tập trung vào công tác HĐV bán lẻ, mảng tín dụng bán lẻ chưa được triển khai quyết liệt và đầu tư bài bản do chi phí và cơng sức quản lý nhiều, hiệu quả mang lại trước mắt chưa cao; mơ hình tổ chức những năm trước chưa thúc đẩy cho hoạt động bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng phát triển.
Mức độ hồn thành nhóm chỉ tiêu quản lý bán lẻ (phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, POS…) cịn hạn chế. Ngun nhân do Chi nhánh chưa tập trung đẩy mạnh phát triển về quy mô sản phẩm bán lẻ, đặc biệt là thẻ ATM và BSMS, mở rộng triển khai ở các đối tượng có số lượng CBNV lớn như: Cơng An, Bệnh
viện, Trường học, các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản…, thêm vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm bán lẻ, liên tục thực hiện các chính sách miễn giảm, dịch vụ hậu mãi cao của các ngân hàng trên địa bàn cũng làm hạn chế khả năng phát triển khách hàng tiềm năng của Chi nhánh.
Là một DNNN điển hình, vừa mới được cổ phần hóa chính thức từ tháng 05/2012, nên cơ chế vận hành, bộ máy nhân sự điều hành còn chậm chuyển đổi, cơ chế điều hành tập trung toàn ngành, phân quyền hạn chế cho các chi nhánh nên chưa bảo đảm được tính nhanh nhạy, kịp thời.
Chưa có cơ chế động lực cụ thể, mạnh mẽ hơn tới từng cán bộ thông qua việc trả lương gắn với doanh số bán sản phẩm dịch vụ của cán bộ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng các sản phẩm DVNH tại BIDV Sài Gòn cũng như vị thế của BIDV Sài Gòn trên địa bàn TPHCM, từ đó đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại cũng như nguyên nhân hạn chế sự phát triển các dịch vụ ngân hàng, giúp cho dịch vụ bán lẻ tại BIDV Sài Gòn phát triển ngày một tốt hơn, linh hoạt hơn, đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, gia tăng thị phần.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÀI GÒN