Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 60 - 65)

2.3 Đánh giá hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Sài Gòn

2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn

Quy mơ tỷ trọng huy động vốn dân cư:

Hình 2.8 Biểu đồ tăng trưởng HĐV theo đối tượng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sài Gòn

Năm 2011, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn dân cư (HĐV DC) nhưng với việc triển khai linh hoạt chính sách HĐV

- EUR(ngàn euro) 221 266 254 2,2 HĐV BQ bán lẻ 2,448 2,969 3,555 - VND 1,494 2,200 2,724 - USD (ngàn đô) 28,513 37,205 39,204 - EUR(ngàn euro) 173 241 251 C DN bán lẻ 1 Dư nợ CK bán lẻ 467 597 649 - Dư nợ CK ngắn hạn 285 417 455 - DN CK trung dài hạn 182 180 194 2 Dư nợ BQ bán lẻ 278 378 392 - DN BQ ngắn hạn 124 195 203 - DN BQ trung dài hạn 154 183 189 D Dịch vụ bán lẻ 1 Thu DVR bán lẻ 2.3 3.11 4.6 - Thu dịch vụ thẻ 1.63 2.05 3.32 - Thu dịch vụ BSMS 0.5 0.84 1.03 - Thu dịch vụ WU 0.17 0.22 0.25

2 Số lượng thẻ nội địa 11,688 9,019 10,516

3 Số lượng thẻ quốc tế 844 334 336

4 Số lượng BSMS 3,8 3,633 6,223

cùng các sản phẩm đa dạng, hoạt động HĐV DC của Chi nhánh luôn được duy trì ở mức cao và liên tục tăng trưởng tốt với mức tăng trưởng bình quân đạt 29%/năm đối với huy động vốn cuối kỳ và 25.6% đối với huy động vốn bình qn. Quy mơ nền vốn đến 31/12/2012 đã gấp 1,69 lần thời điểm 31/12/2009, giữ vững vị trí top 5 của hệ thống.

Hình 2.9 Biểu đồ tỷ trọng HĐV dân cư/tổng HĐV

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sài Gòn

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%, gấp 2,5 lần mức tăng chung của nền vốn nên tỷ trọng huy động vốn dân cư của Chi nhánh ngày càng gia tăng và duy trì n định ở mức cao, tăng từ 49% năm 2010 lên 69% năm 2012. Huy động vốn dân cư ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tổng nguồn của Chi nhánh, đảm bảo sự phát triển bền vững nền vốn.

Nguồn vốn huy động từ dân cư đã thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, góp phần tích cực vào sự ổn định nền vốn của Chi nhánh. Các sản phẩm tiền gửi được chú trọng đa dạng, phong phú về kỳ hạn, tiện ích, phù hợp với khách hàng đại chúng cũng như từng nhóm khách hàng mục tiêu, từ trẻ nhỏ đến người lao động nước ngoài như Tiết kiệm Lớn lên cùng yêu thương, Tiết kiệm Kiều hối, Tiết kiệm An Lợi, An Phú Gia, Đại An Phát, Đại An Bình…

Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ đến 31/12/2012 đạt 4.460 tỷ đồng, tăng 1.067 tỷ (∼31%) so đầu năm. Huy động vốn bán lẻ bình quân đạt 3.555 tỷ , tăng 586 tỷ (∼20%), tuy nhiên khá thấp so mức tăng của hệ thống trong năm 2012.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động dân cư ở BIDV Sài Gịn có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững do chi nhánh tích cực triển khai các chương trình huy động

mới, các chương trình khuyến mãi nên khơng những ổn định nguồn vốn huy động trên nền khách hàng cũ mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới tham gia hưởng ứng, giúp cho quy mô nguồn vốn huy động của BIDV ngày càng lớn mạnh, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế phát triển, góp phần quan trọng vào việc hồn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh.

Về cơ cấu nguồn vốn:

Huy động vốn dân cư chiếm 69% tổng nguồn vốn năm 2012, trong đó huy động vốn có kỳ hạn chiếm 94% cho thấy mức độ ổn định của nền vốn rất cao. Thêm vào đó, tỷ trọng huy động vốn dân cư của Chi nhánh vượt 50% đã góp phần gia tăng thu nhập từ hoạt động bán lẻ theo cơ chế động lực đối với hoạt động Ngân hàng bán lẻ của HO trong năm 2012. Tỷ trọng tiền gởi VND vẫn chiếm ưu thế và có xu hướng gia tăng hơn so USD, tỷ lệ huy động vốn USD/VND đạt 16/84 thấp khá thấp so với hệ thống (14/86).

Như vậy, nguồn vốn bán lẻ của Chi nhánh luôn được duy trì ở mức cao, các cơ cấu dịch chuyển theo hướng đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định nguồn.

2.3.1.2 Hoạt động tín dụng:

Quy mơ tỷ trọng dư nợ bán lẻ:

Hình 2.10 Biểu đồ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sài Gòn

Hai năm vừa qua, trước những khủng hoảng của nền kinh tế với chính sách thắt chặt tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất của Chính phủ và NHNN, mặc dù gặp khơng ít khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng bán lẻ (TDBL) của BIDV Sài Gòn vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định. Dư nợ bán lẻ cuối kỳ của Chi nhánh giai đoạn 2009-2012 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, mức tăng

trưởng bình quân đạt 41.5%, cao hơn mức tăng chung tổng dư nợ của Chi nhánh. Dư nợ bán lẻ cuối kỳ đã có mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn cuối năm do nhu cầu giải ngân lớn của khối XSKT, dư nợ bán lẻ bình quân chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 18% trong 3 năm (2009-2012), cao hơn mức tăng chung của tổng dư nợ bình quân của Chi nhánh (13.1%), tuy nhiên mức tăng trên chưa đủ để dư nợ bán lẻ của Chi nhánh có sự phát triển đột phá và phù hợp theo định hướng bán lẻ của Chi nhánh.

Hình 2.11 Biểu đồ tỷ trọng Dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sài Gòn

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 41.5%, gấp 2,5 lần mức tăng chung của tổng dư nợ nên tỷ trọng dư nợ bán lẻ cuối kỳ ngày càng gia tăng, từ mức 9% năm 2010 lên 12% năm 2012, điều này cho thấy dư nợ bán lẻ ngày càng được quan tâm phát triển; tuy nhiên dư nợ bán lẻ của Chi nhánh chỉ chiếm 12% tổng dư nợ là khá thấp so với một chi nhánh theo định hướng bán lẻ như BIDV Sài Gòn.

Dư nợ bán lẻ cuối kỳ đến hết 31/12/2012 đạt 649 tỷ, tăng +52 tỷ đồng; Dư nợ bán lẻ bình quân đạt 392 tỷ, tăng +14 tỷ so năm 2011, thấp hơn nhiều so mức tăng trưởng chung của hệ thống. Mặc dù vậy, do sự tăng trưởng cao về tín dụng bán lẻ cuối kỳ nên quy mơ tín dụng của Chi nhánh năm 2012 vẫn đứng trong top 10 hệ thống và dẫn đầu địa bàn thành phố. Dư nợ bán lẻ cuối kỳ của đứng thứ 3 trên địa bàn (sau SGD 2 và Chi nhánh Bắc Sài Gòn).

Dư nợ nhóm khách hàng lớn (số dư >20 tỷ) chiếm tỷ trọng 30,5%/tổng dư nợ bán lẻ có mức độ ảnh hưởng lớn đến tổng quy mơ tín dụng bán lẻ toàn Chi nhánh.

Cơ cấu tín dụng:

Tỷ lệ nợ TDH/TDN đạt 30%, cao hơn mức thực hiện của hệ thống (26%). Hiện tại, dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh được kiểm soát tăng trưởng mức phù hợp với quy định của Hội sở chính nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng ở mức thấp.

Hình 2.12 Biểu đồ Cơ cấu dư nợ bán lẻ năm 2012

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sài Gòn

Trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 597 tỷ, dư nợ cho vay cầm cố GTCG chiếm 61% (∼396 tỷ), cho vay hỗ trợ nhà ở 19% (∼123 tỷ), cho vay hộ kinh doanh 14% (∼91tỷ), các loại cho vay bán lẻ quan trọng khác như: cho vay CBCNV trả bằng lương, cho vay mua ôtô, cho vay thấu chi chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1-3% tổng dư nợ. Tín dụng bán lẻ của Chi nhánh chủ yếu là cho vay cầm cố GTCG – hình thức cho vay truyền thống, ít hiệu quả, chủ yếu phục vụ khách hàng tiền gởi và phụ thuộc nhiều vào nền vốn của Chi nhánh; cơ cấu loại hình cho vay bán lẻ chưa cân xứng, các loại cho vay tiêu dùng đem lại hiệu quả cao và được các ngân hàng hiện đại tập trung khai thác, mở rộng thị phần thì ở Chi nhánh cịn rất hạn chế.

Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng bán lẻ tiếp tục được quản lý và kiểm soát chặt, tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2012 là 0,6%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 0%, thấp hơn so hệ thống (lần lượt là 2% và 1.7%);

Nhìn chung, hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng khá tốt trong năm 2012, chất lượng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, tuy nhiên quy mô dư nợ vẫn ở mức thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh, đồng thời, dư nợ bán lẻ còn phụ thuộc nhiều vào một vài đối tượng lớn nên hiệu quả từ hoạt động tín dụng bán lẻ cịn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)