3.4.2 Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm
3.4.2.3 Đối với hoạt động tín dụng bán lẻ
Với xuất phát điểm là một Ngân hàng nhà nước đặc thù chuyên cho vay hỗ trợ các dự án xây dựng, xây lắp… hoạt đơng tín dụng bán lẻ của BIDV chỉ mới chuyển mình sau khi hệ thống vận hành mơ hình TA2.
Để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, chi nhánh cần kiện tồn mơ hình tổ chức và đội ngũ cán bộ QHKH bán lẻ, đảm bảo có các bộ phận chuyên trách triển khai thực hiện hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đặc biệt tại các PGD cần bố trí cán bộ QHKH cá nhân phù hợp để đưa PGD trở thành đơn vị phát triển chính hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Chi nhánh cần tổ chức các hoạt động thi đua triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng bán lẻ như: tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng, bán nhiều
sản phẩm dịch vụ....Các cán bộ QHKH cần nắm vững quy định, quy trình, có kỹ năng tác nghiệp thành thạo, thực hiện đúng trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, tránh hiện tượng kiểm tra trùng lắp gây ách tắc trong xử lý khoản vay. Song song, cán bộ cần chủ động thực hiện bán chéo, bán kèm các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tích cực tận dụng các mối quan hệ trong quá trình phục vụ các doanh nghiệp để quảng bá, cung cấp các sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cho cán bộ, công nhân viên hoặc khách hàng cá nhân của doanh nghiệp.
Nhằm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ, ngồi các yếu tố thuận lợi của hệ thống BIDV như địa bàn hoạt động, mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc và các đại lý ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn vốn dồi dào với giá rẻ, dịch vụ đa dạng thì Chi nhánh cần phải chú trọng một số vấn đề sau:
a. Đơn giản hố thủ tục cấp tín dụng, nâng cao chất lượng phục vụ:
Xây dựng quy trình tín Trong đó các bước thu thập thơng tin, lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, phê duyệt và giải ngân nên được đơn giản hoá nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay như: đơn giản hoá những nội dung yêu cầu trong phương án vay và tập trung vào tính hiệu quả của phương án, cắt bớt những phần chỉ được xem là hình thức trong các giấy tờ có liên quan đến món vay; tin học hố bằng cách tạo ra các phần mềm ứng dụng để chấm điểm và xếp loại khách hàng nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay.
b. Đa dạng hố các sản phẩm tín dụng và áp dụng các hình thức cho vay phù hợp
+ Việc áp dụng phương thức cho vay phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho khách hàng đồng thời đảm bảo việc thu hồi vốn vay theo đúng tiến độ. Do vậy, tuỳ vào nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng bán lẻ cũng như khả năng giám sát, kiểm tra và thu hồi nợ vay.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh: ngoài các lĩnh vực ưu tiên cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và chỉ đạo chung của BIDV để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần lựa chọn cho vay đối với những lĩnh vực có vịng quay vốn và khả năng thu hồi vốn nhanh như: thương mại, dịch vụ.
+ Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở mục đích tiêu dùng: ưu tiên cho vay đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV, khách hàng đã có hợp đồng mua bán và đã thanh toán được một phần giá trị hợp đồng, khách hàng thế chấp bằng tài sản có đầy đủ tính pháp lý và khả năng phát mại cao. Tập trung cho vay đối với khách hàng có nhu cầu nhà ở tại các dự án phát triển nhà mà BIDV cho vay tài trợ dự án: dự án Hoàng Anh An Tiến,...
+ Cho vay mua ơ tơ: Với địa bàn trú đóng tại quận 5, gần cạnh các trung tâm phân phối ô tô tại địa bàn (khu đường An Dương Vương, Trần Hưng Đạo), đẩy mạnh triển khai hợp tác với các doanh nghiệp là nhà phân phối ôtô... trên địa bàn, tập trung vào dòng xe tiêu dùng chất lượng cao
Cùng với tăng trưởng tín dụng bán lẻ, chi nhánh cần kiểm sốt chặt chẽ chất
lượng tín dụng bán lẻ, kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau:
tuân thủ đầy đủ và đúng các quy định, quy trình tín dụng, có các biện pháp thường xuyên quản lý sâu sát cán bộ để kịp thời phát hiện các vi phạm và hạn chế tổn thất. Trên cơ sở đặc thù của hoạt động tín dụng bán lẻ là số lượng hồ sơ và số lượng khách hàng nhiều, để đảm bảo quản lý khách hàng khoa học, hiệu quả Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng trả nợ tự động, hạn chế tối đa việc hạch tốn thủ cơng.
Để nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ, chi nhánh cần tuân thủ nghiêm túc cơ
chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận và hướng dẫn của Hội sở chính về định giá đối với từng dịng sản phẩm. Để tăng tính cạnh tranh trên địa bàn, chi nhánh chủ động có chính sách ưu đãi về lãi suất và phí cho khách hàng. Chi nhánh cần tập trung cơ cấu lại khách hàng, lựa chọn khách hàng có thu nhập ổn định, có khả năng tài chính tốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng bán lẻ.