Huy động vốn dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 46)

2.3 Thực trạng phát triển SPDV dành cho KHCN tại BIDV HCM

2.3.1 Huy động vốn dân cƣ

Vốn dân cƣ là khu vực giàu tiềm năng nhất đối với các NHTM đồng thời đây cũng là khu vực có tính cạnh tranh gay gắt nhất. Nguồn vốn huy động từ dân cƣ có

một ƣu điểm rất lớn là ổn định, ngân hàng biết trƣớc đƣợc khoảng thời gian đƣợc dùng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài đó cơng tác huy động vốn dân cƣ luôn đƣợc BIDV chú trọng trong những năm vừa qua. BIDV nói chung và BIDV HCM nói riêng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Một số sản phẩm nổi bật của BIDV bao gồm: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút vốn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm lớn lên cùng yêu thƣơng…

Ƣu thế nổi trội sản phẩm huy động vốn: BIDV là một trong các NHTM Việt Nam thực hiện hiện đại hóa hệ thống dữ liệu, do vậy giúp cho BIDV HCM có điều kiện đƣa ra sàn phẩm tiền gửi với một số đặc tính nổi trội so với nhiều NHTM khác nhƣ sau:

- Gửi một nơi lãnh nhiều nơi: Do BIDV đã thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa (từ năm 2004) trong đó hệ thống cơ sở dữ liệu đƣợc kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, do vậy khi khách hàng dù đến giao dịch tiền gửi tại bất cứ điểm giao dịch nào, cũng có thể thực hiện giao dịch rút tiền 1 cách nhanh chóng tại tất cả các địa điểm giao dịch của BIDV gốm chinh nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đƣợc rút trƣớc hạn nhiều lần: hƣớng đến tạo sự linh hoạt và thuận lợi cho khách hàng, BIDV thiết kế chƣơng trình của BIDV để khách hàng có thể rút từng phần tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà khơng phải tất tốn món tiền gửi đó, số tiền gửi cịn lại vẫn hƣởng lãi theo lãi suất có kỳ hạn mà khách hàng đã chọn.

- Điều chuyển vốn tự động: một số sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn của BIDV đƣợc thiết kế có chức năng quản lý vốn tự động, khi số dƣ đạt đến giới hạn đăng ký, số tiền vƣợt sẽ tự động chuyển sang các loại tiền gửi khác để có cơ hội hƣởng lãi suất cao hơn.

- Lãi suất tăng theo số dƣ: số dƣ càng nhiều, khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất càng cao.

- Lãi suất linh hoạt theo thời gian thực gửi: thời gian thực gửi tính đến ngày rút là bao nhiêu, đƣợc hƣỡng lãi suất theo những kỳ hạn hoặc tỷ lệ lãi tƣơng ứng theo thỏa thuận.

Hạn chế:

- Lãi suất chƣa cạnh tranh đƣợc với các NHTM cổ phần, Ngân hàng nƣớc ngoài do BIDV hoạt động 100% vốn nhà nƣớc, ngoài mục tiêu lợi nhuận BIDV còn phải thực hiện một số chỉ đạo để đạt đƣợc mục đích của nhà nƣớc là ổn định thị trƣờng tiền tệ và an sinh xã hội.

- Thủ tục quy trình cịn rƣờm rà dẫn đến thời gian giao dịch chƣa nhanh.

Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn dân cƣ trong tổng huy động vốn

ĐVT: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011

Tổng huy động vốn 8,725 9,451 10,657 12,606

Huy động vốn Dân cƣ 2,448 2,638 3,754 4,522

Tỷ trọng HĐV Dân cƣ/ Tổng HĐV 28% 28% 35% 36%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của khối quản lý chi nhánh)

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn dân cƣ trong tổng huy động vốn ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của khối quản lý chi nhánh)

Theo dữ liệu thực tế trong 3 năm, từ năm 2008 đến 2010 HĐV dân cƣ của BIDV HCM luôn đạt mức tăng trƣởng ổn định. Tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn dân cƣ phụ thuộc vào hiệu quả sinh lời của nhiều kênh đầu tƣ trong nền kinh tế, năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hƣởng nhiều do sự biến động mạnh của kinh tế tồn cầu, thị trƣờng chứng khốn suy giảm mạnh, thị trƣờng vàng và ngoại tệ biến động phức tạp, thị trƣờng nhà đất đóng băng .. đã tạo cơ hội cho BIDV thu hút lại đƣợc một lƣợng khách hàng cá nhân đã ra đi trong năm 2007 do năm này BIDV đã chủ động tiên phong hạ lãi suất huy động và sự hấp dẫn của các kênh đầu tƣ khác. Năm 2009,

nền kinh tế dần ổn định tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trong hoạt động của chi nhánh để đáp ứng nhu cầu tín dụng vẫn diễn ra căng thẳng. Tổng nguồn HĐV nói chung, lƣợng HĐV dân cƣ nói riêng tuy có tăng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng . Sang năm 2010 cùng với chính sách tập trung đầu tƣ cho hoạt động bán lẻ, HĐV dân cƣ của BIDV HCM đã tăng trƣởng mạnh mẽ từ 2,638 tỷ đồng năm 2009 lên 3,754 tỷ đồng cuối năm 2010 chiếm 35% trong tổng huy động vốn, tăng 42% so với 2009. Và trong những tháng đầu năm 2011, Chi nhánh cũng gặp khó khăn trong HĐV, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc chạy đua lãi suất với các ngân hàng khác trong quý 2 và quý 3 tuy nhiên với nổ lực không ngừng chi nhánh đã giữ đƣợc lƣợng HĐV dân cƣ ở mức cao, 31/12/2011 tổng HĐV là 12,606 tỷ đồng trong đó HĐV dân cƣ chiếm 4,522 tỷ đồng ( # 36%) do xu hƣớng tích cực phát triển mơ hình ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tƣợng KHCN. Chi nhánh cần cố gắng nổ lực hơn nữa vì so với tỷ lệ phần trăm lƣợng vốn huy động từ KHCN chƣa tăng trƣởng ở mức cao, tiềm năng phát triển ở lĩnh vực KHCN của chi nhánh còn rất lớn

Bảng 2.4: Huy động vốn theo phân loại khách hàng ĐVT: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011

HĐV Cá nhân 2,448 2,638 3,754 4,522

HĐV định chế tài chính 1,487 1,528 2,219 2,364

HĐV Doanh nghiệp 4,790 5,285 4,684 5,720

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của khối quản lý chi nhánh)

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của khối quản lý chi nhánh)

Xét theo đối tƣợng khách hàng, cơ cấu huy động vốn mỗi năm có sự dịch chuyển đáng kể theo hƣớng tăng tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân, giảm tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể là tỷ trọng tiền gửi dân cƣ trong tổng huy động vốn tăng từ 28% năm 2009 lên đến 36% năm 2011. Chi nhánh đã thực hiện đúng chỉ đạo của hội sở chính là gia tăng nguồn huy động vốn dân cƣ, gia tăng nguồn vốn ổn định, bền vững.

Bảng 2.5: Tỷ trọng huy động vốn dân cƣ theo kỳ hạn

Năm 2008 2009 2010 2011

Tổng HĐV 100% 100% 100% 100%

HĐV >12T 27% 14% 21% 7.7%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của khối quản lý chi nhánh)

Do tình hình kinh tế năm 2008-2010 có nhiều biến động về lãi suất nên nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng và nguồn vốn dài hạn sụt giảm dần qua mỗi năm tuy nhiên xét về tỷ trọng thì năm 2010 lƣợng huy động vốn dài hạn vẫn chiếm đƣợc tỷ trọng cao hơn 21% so với năm 2009 chỉ có 14%. Những tháng trong năm 2011 lãi suất dao động khá mạnh cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn giữa các ngân hàng dẫn đến tỷ trọng vốn huy động dài hạn của Chi nhánh chỉ đạt 7.7% trong tổng huy động vốn. Nó phản ánh vốn huy động của chi nhánh không ổn định, có thể bị sụt giảm nhanh chóng nếu khơng kịp thời cập nhật và đƣa ra các giải pháp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, thể hiện sự không ổn định trong nguồn vốn huy động đƣợc của khối NHTM trong giai đoạn hiện nay vì ngƣời dân đang kỳ vọng mức lãi suất tăng và cao hơn hiện tại do đó khách hàng đa số chỉ gửi tiết kiệm kỳ hạn tuần hoặc từ 1 đến 3 tháng.

Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động dân cƣ ở BIDV HCM tăng đều qua các năm do chi nhánh tích cực triển khai các chƣơng trình huy động mới do BIDV hội sở chính chỉ đạo nhƣ huy động tiết kiệm “ổ trứng vàng”, “tiết kiệm rút dần”, huy động tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm lãi suất phân tầng số dƣ, chứng chỉ tiền gửi dài hạn USD, tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm siêu linh hoạt.... nên không những ổn định nguồn vốn huy động trên nền khách hàng cá nhân cũ mà còn thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới tham gia hƣởng ứng các chƣơng trình huy động tiền gửi của chi nhánh, giúp cho quy mô nguồn vốn huy động dân cƣ của chi nhánh ngày càng lớn mạnh, đáp ứng tƣơng đối nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển.

Với mục tiêu giữ vững nền vốn dân cƣ, tạo lập nền khách hàng cá nhân bền vững và tăng trƣởng mạnh mẽ quy mô vốn, đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời gian tới và nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt tối đa cho mỗi chi nhánh trong việc tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trên các địa bàn, trên cơ sở lãi suất FTP mua vốn của Hội sở chính, Chi nhánh đƣợc toàn quyền quyết định lãi suất huy động vốn dân cƣ đối với KHCN và thực hiện chính sách khách hàng đối với từng nhóm khách hàng. Hội sở chính đã điều chỉnh linh hoạt lãi suất FTP mua vốn sát với diễn biến thị trƣờng để tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh

đẩy mạnh huy động vốn dân cƣ và không thực hiện cấp bù đối với các khoản huy động vƣợt FTP. Với chính sách ngày càng mở rộng và mỗi chi nhánh đƣợc chủ động trong quyết định về lãi suất với khách hàng đã làm tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tính linh hoạt trong việc tiếp thị khách hàng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)