Đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá mơ hình bán trú cho

1.7.4. Đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số

1.7.4.1. Đặc điểm về đời sống xã hội

Ở các xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đại đa số nhân dân ở đây đều thuộcngười dân tộc thiểu số, phong tục tập quán vẫn còn lạc hậu, tỷ lệ sinh con thứ ba cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và dựa vào rừng phịng hộ, rừng khoanh ni tái sinh. Tỷ

lệ hộ nghèo chiếm đa số, nhiều gia đình cịn nằm trong diện thiếu đói nên các điều kiện sống của nhân dân rất khó khăn. Định cư xa khu trung tâm nên học sinh con em người dân tộc chịu ít nhiều thiệt thòi so với học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Các em không được tiếp cận đầy đủ các nguồn thơng tin đại chúng như: truyền thanh, truyền hình, phim ảnh, Internet,... Thậm chí, vẫn có nhiều học sinh ăn cịn chưa được đủ no, mặc chưa đủ ấm nên vẫn còn một tỷ lệ nhất định học sinh phát triển tồn diện chậm. Mơi trường sống gần thiên nhiên, ít va chạm nên các em sống trầm tính hơn, ít hồ đồng trong các hoạt động tập thể,...Tất cả những điều kiện ngoại cảnh ấy tác động và gây ảnh hưởng tới đời sống tâm lý học sinh DTTS.

1.7.4.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc Mông

Học sinh dân tộc Mông đi học tại trường PTDTBT nhà cách xa trung tâm xã, một số nơi điều kiện địahình phức tạp, việc đi lại xa xơi, khó khăn cách trở nên thường nhút nhát và tự ti. Đa số các em là con em hộ nghèo và sống trong khu vực miền núi thưa dân nên các em rất thiếu vốn từ tiếng Việt và kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp trong môi trường tập thể. Nhiều học sinh tiểu học, THCS đầu cấp cịn chưa có khả năng vệ sinh cá nhân. Các em rất hay tự ái và nếu khơng thích học là trốn về nhà, một số học sinh lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tình dục tự do và sớm hơn học sinh phổ thông khác nên khó gần và lầm lì. Học sinh THCS người Mông là các em trong độ tuổi từ 11- 15 tuổi, nắm được lứa tuổi của học sinh THCS sẽ giúp cho chúng ta làm tốt vai trò của mình trong cơng tác quản lý và giáo dục học sinh hiệu quả.

1.7.4.3. Đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc Mông

Tiếng phổ thông đối với các em chỉ là ngôn ngữ thứ hai, cho nên các em cịn gặp nhiều khó khăn trong nói và viết, nhất là khi giao tiếp với người ở vùng xuôi lên. Trong q trình học tập và rèn luyện nếu có những nội dung liên quan đến đặc điểm phong tục tập quán của dân tộc mình, các em học tập và tham gia hoạt động rất tích cực. Đặc điểm chung của HSDTTS thường ít nói, dụt dè, hay xấu hổ và thiếu có ý chí tiến thủ.

1.7.4.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộcthiểu số

Ở học sinh THCS người dân tộc thiểu số có đầy đủ các đặc điểm lứa tuổi của HSTHCS nêu trên, song ở các em cịn có một số đặc điểm tâm lý đặc thù theo vùng miền dễ nhận diện:

+ Về tình cảm: Học sinh dân tộc có tình cảm chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, biểu hiện tình cảm thường thầm kín ít bộc lộ ra bên ngồi. Các em sống vốn gắn bó với gia đình bản làng và người thân. Coi trọng tình cảm và giải quyết các vấn đề bằng tình cảm.

+Về lối sống: Hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà. Có lịng tự trọng cao, có trách nhiệm với cơng việc nhưng cịn có tính bảo thủ và tự ty, gặp khó khăn khi phải thích nghi với hồn cảnh mới và mơi trường thay đổi. HSDT rất thích tập và diễn văn nghệ, nhất là những điệu múa của dân tộc các em.

+ Về đặc điểm tư duy nhận thức của học sinh dân tộc: vốn từ khi cịn bé, sống trong khơng gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc phát triển rất tốt. Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo riêng, tuy nhiên cịn thiếu tính tồn diện. Cảm tính, mơ hồ, khơng thấy được bản chất của sự vật hiện tượng mà chủ yếu nhận ra dấu hiệu của sự vật hiện tượng. Quá trình tri giác thường gắn với hoạt động trực tiếp, sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học sinh. Đối tượng tri giác của học sinh dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây cỏ, thiên nhiên xung quanh. Đặc biệt hơn do vốn từ Tiếng Việt của các em còn rất hạn chế nên quá trình nhận thức của các em gặp nhiều khó khăn. Có nhiều câu các em đọc lên nhưng chưa thật hiểu, hoặc hiểu thì cũng cịn mơ hồ, cho nên là tư duy dễ dẫn đến sự vênh lệch. Nét nổi bật trong nhận sinh dân tộc là khả năng tư duy bằng trực quan - hình ảnh. Tuy nhiên các em dễ thừa nhận điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểu ngun nhân, diễn biến hoặc hậu quả của sự vật, hiện tượng. Sự linh hoạt trong tư duy, thay đổi dự kiến còn chậm, năng lực phân tích tổng hợp, khái qt hóa cịn hạn chế, nên thiếu tồn diện.

Tiểu kết chương 1

Thơng qua nghiên cứu lý luận, phân tích giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hoạt động đánh giá của nhà trường đã cho thấy mơ hình bán trú cho học sinh người Mơng có cơ sở khoa học giữa lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu,từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Xuất phát từ các văn bản của Nhà nước có liên quan đến giáo dục dân tộc và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tại các trường PTDTBT và trường THCS có học sinh bán trú nói chung. Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường PTDTBT có học sinh người dân tộc thiểu số đã xác lập được cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện việc đánh giá mơ hình bán trú cho học sinh người Mơng tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên thông qua những nhận xét cơ bản sau đây:

Thứ nhất là, Loại hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ là loại hình phù hợp với chủ trương của nhà nước, tạo công bằng trong giáo dục, phù hợp điều kiện kinh tế của địa phương, đồng thuận của phụ huynh học sinh và của toàn xã hội, nhưng hiện tại chưa có cơ chế, tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của nó đem lại. Đặc biệt là chế độ ni dưỡng và các chính sách hỗtrợ cho học sinh còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội.

Thứ hai là, Mơ hình bán trú cho học sinh người DTTS ở trường PTDTBT, THCS có thể được coi là biện pháp khả thi nhất để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục có tính đặc thù hơn so với các trường THCS bình thường, do vậy địi hỏi về nội dung, hình thức, phương pháp quản lý, cách thức tổ chức và các điều kiện quản lý phải có sự tương ứng.

Thứ ba là, kết quả giáo dục toàn diện cho học sinh người Mông tại

trường PTDTBT THCS phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: đội ngũ CBQL, GV, NV, CSVC cũng như các điều kiện hỗ trợ khác.

Thứ tư là, hoạt động đánh giá của các trường PTDTBTTHCS về các mặt động, tổ chức, quản lý, giáo dục, chăm sóc ni dưỡng học sinh bán trú, sự phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Các luận điểm trên đây sẽ là cơ sở để nhìn nhận, phân tích và đánh giá thực trạng mơ hình bán trú cho học sinh người Mông tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên hiện nayvà qua đó đề xuất phương án xây dựng hồn thiện mơ hình bán trú cho học sinh người Mông tại các xã đặc biệt kho khăn của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MƠ HÌNH BÁN TRÚ CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)