Biện pháp 6 Huy động sự tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 96 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện mơ hình bán trú cho

3.2.6. Biện pháp 6 Huy động sự tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương

trong hoạt động chăm sóc giáo dục học sinh bán trú người dân tộc Mơng

3.2.6.1. Mục đích ý nghĩa

Huy động sự tham gia của cấp ủy chính quyền địa phương là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường bán trú. Tham mưu để hiến kế, để đề xuất những nhu cầu cấp thiết của tổ chức nhằm làm cho các nhà quản lý, lãnh đạo cấp trên nắm bắt kịp thời những công việc đang diễn ra tại trường, qua đó, kiểm tra, xem xét và có quyết định quản lý phù hợp thực tiễn và nhu cầu thiết yếu của cơ sở. Từ đó tạo cơ sở, điều kiện để huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng đứng chân trên địa bàn để phối kết hợp trong công tác quản lý, chỉ đạo, giáo dục toàn diện học sinh bán trú trong nhà trường.

3.2.6.2 Nội dung

+ Đối với UBND huyện Nậm Pờ:

Chỉ đạo phịng tài chính kế hoạch, Phịng kinh tế hạ tầng ưu tiên đầu tư hệ thống cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho học sinh bán trú như nhà ở, nhà ăn, cơng trình nước sạch, khu vệ sinh và các vận dụng phục vụ đời sống của của sinh bán trú.

Chỉ đạo phòng GD&ĐT, Phòng nội vụ phân bổ đủ định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo đúng cơ cấu bộ môn, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của nhà trường và có nhân lực để tham gia cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh bán trú.

Chỉ đạo phịng y tế thường xun có các hoạt động chăm sóc y tế, tiêm chủng, tuyên truyền về giáo dục về giới tính, sinh sản trong lứa tuổi vị thành niên.

Chỉ đạo phòng tư pháp huyện tuyên truyền chống hủ tục tảo hôn, lấy vợ, lấy chồng sớm trong lứa tuổi học sinh. Tun truyền về bình đẳng giới tính.

+ Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương:

Chủ tịch UBND xã trực tiếp làm trưởng ban, hiệu trưởng trường PTDTBT làm phó ban thường trực, Hội trưởng CMHS phó ban, các thành viên gồm trạm y tế xã, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, ủy ban mặt trận tổ quốc, Ban công an xã, trưởng bản, già làng, gia đình hiếu học có uy tín tham gia.

Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chí xét chọn học sinh bán trú vào đầu năm học và công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong trường học và khu nội trú của học sinh.

Phân bổ và giao quỹ đất cho các trường PTDTBTTHCS để xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng khuôn viên, vườn trường làm khu vực vườn, ao, chuồng, trồng rừng, bảo vệ rừng cho học sinh bán trú tham gia lao động, tăng gia cải thiện cuộc sống.

Cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng hương ước, qui ước...về công tác giáo dục, khuyến học, huy động học sinh ra lớp, chống nạn nghỉ học tràn nan, bỏ học trong cộng đồng dân cư.

Hàng năm tổ chức hội nghị khuyến học cấp xã nhằm biểu dương, khen thưởng học sinh giỏi các cấp, tuyên dương điển hình tiên tiến, khen thưởng những khu dân cư, hộ gia đình và tổ chức, cá nhân có thành tính xuất sắc trong công tác giáo dục, quản lý học sinh bán trú trong nhà trường, ở gia đình và ngồi xã hội.

Huy động sự ủng hộ tài lực, vật lực, nhân lực của xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn vào xây dựng, tu bổ hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị và các điều kiện sinh hoạt, học tập cho các em học sinh bán trú.

+ Đối với các tổ chức chính trị xã hội, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng đứng chân trên địa bàn.

Để huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương trước hết phải nâng cao nhận thức về vai trò trường PTDTBT THCS, vai trò của cộng đồng trong cơng tác giáo dục chăm sóc, ni dưỡng học sinh bán trú tại địa phương. Nâng cao nhận thức về kết quả và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và

các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công công tác dạy và học. Từng bước nâng cao hiểu biết những kết quả, những đóng góp của trường PTDTBT THCS trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làm rõ nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh bán trú, giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường. Để làm được điều đó cần tổ chức tốt các nội dung cơ bản sau:

Tổ chức hội nghị công nhân viên chức đầu năm học, tổng kết năm học có sự tham gia của các Ban ngành, Đồn thể, Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn, các bậc phụ huynh bán trú. Trong hội nghị, cần thảo luận phân tích các mặt đã đạt được, mặt cịn tồn tại của cơng tác quản lý, thực hiện chế độ ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục học sinh bán trú.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân thấy được vai trị, vị trí quan trọng của loại hình trường PTDTBT cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phối kết hợp với cán bộ tư pháp xã, với đài phát thanh xã, các khu hành chính trong xã phổ biến luật và giáo dục pháp luật tới các bản, khu dân cư như, Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em, Luật hơn nhân và gia đinh, Luật phổ cập giáo dục, Công ước quốc LHQ về quyền trẻ em, Luật ATGT,…để nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ thực hiện.

3.2.2.3 Điều kiện và cáchthức.

Phải bám sát hệ thống văn bản thể hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về chính sách giáo dục dân tộc để tổ chức thực hiện như:

Nghị đinh 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thơng ở xã, thơn bản đặc biệt khó khăn Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/5/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Hệ thống văn bản của UBND tỉnh Điện Biên [28]bao gồm Quyết định số Số: 06/2011/QĐ-UBND ngày 03/3/ 2011 về việc ban hành Quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư số 24/2010/TT- BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 Quyết định quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư 24/2010/TT- BGDĐT của bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 về việc Quy định về khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày; tỷ lệ khốn kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Lập tờ trình, báo cáo sát thực tế của nhà trường và nhu cầu cấp thiết của cơng tác giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng học sinh bán trú đối với các cấp quản lý ở địa phương và với UBND huyện.

Xác định vị trí, vai trị của các lực lượng giáo dục trong quá trình phối hợp theo mô tả của sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1. Mô tả mối quan hệ của các lực lượng trong giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng học sinh bán trú

Gia đình

Xã hội Nhà trường

Học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)