8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý mơ hình bán trú cho học sinh người dân
2.5.2. Thực trạng về năng lực tổ chức quản lý của Hiệu trưởng
Tổng hợp các bản báo cáo tổng kết năm học từ các năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018 của phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ về đội ngũ CBQL, GV, NV tại 10 trường PTDTBT, tác giả đã thu thập được số liệu như sau:
Bảng 2.11. Tổng hợp số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 10 trường có học sinh bán trú người dân tộc Mông
STT Năm học
Số người làm việc trong trường
CBQL Giáo viên
Nhân viên Ni
dưỡng tốn Kế Y tế Bảo vệ
1 2013-2014 30 321 24 10 10 24
2 2014-2015 30 345 26 10 10 24
3 2015-2016 30 355 30 10 10 24
4 2016-2017 30 368 32 10 10 24
5 2017-2018 29 362 35 10 10 24
Qua bảng 2.11 cho thấy đội ngũ CBQL, GV các trường phổ thông dân tộc bán trú có học sinh người dân tộc Mơng theo học cơ bản đầy đủ về đội ngũ quản lý, cơ cấu chất lượng đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp, kỹ thật dạy học trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ - TW của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Tuy vậy cán bộ quản lý vừa quản lý mọi hoạt động chung, hoạt động chuyên môn của nhà trường, xây dựng kế hoạch, quản lý đời sống, nền nếp của học sinh bán trú vì vậy lượng cơng việc nhiều và chồng chéo nên việc xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá nhiều khi chưa được cụ thể, sâu sát, kết quả cơng việc chưa tốt, cịn nhiều hạn chế.
Giáo viên, nhân viên vừa làm công tác giảng dạy, giáo dục, công tác hành chính vừa quản lý học sinh bán trú, trong khi đó trình độ chun mơn để đáp ứng u cầu cơng việc thì tương đối đảm bảo về cơ cấu bộ mơn, nhưng trình độ tổ chức, quản lý đời sống cho một số lượng lớn học sinh là bán trú gặp nhiều khó khăn trong nắm bắt tâm sinh lý học sinh người dân tộc.
Số lượng nhân viên nuôi dưỡng do hợp đồng người địa phương trong 9 tháng, chỉ qua tập huấn sơ qua về vệ sinh an tồn thực phầm, chưa được đào tạo chun mơn nghiệp vụ về nấu ăn, nên gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đa số là người các địa phương khác đến công tác, thời gian công tác tại địa bàn chưa dài nên việc nghe, nói tiếng các dân tộc Mông, hiểu về các tập tục của địa phương, tâm sinh lí của các em học sinh còn hạn chế, điều này cũng làm giảm năng lực tổ chức, quản lý của các nhà trường.
Đội ngũ giáo viên cịn thiếu, khơng đồng bộ về cơ cấu bộ mơn, đa phần tuổi đời cịn trẻ vừa mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ cịn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đánh giá thực trạng về năng lực quản lý, tổ chức đời sống cho học sinh sinh bán trú dân tộc Mông tại 10 trường PTDTBTTHCS, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra bằng câu hỏi số 5 (Phụ lục 5), kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng năng lực quản lý về tổ chức đời sống cho
học sinh bán trú dân tộc Mông
Số
TT Nội dung đánh giá Tốt Mức độ đánh giáKhá TB N= 27 Yếu
SL % SL % SL % SL % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức đời sống cho học sinh bán trú 5 18,5 15 55,6 7 25,9 2 Công tác tổ chức quản lý học sinh bán trú 3 11,1 15 55,6 7 25,9 2 7,4 3 Công tác chỉ đạo thực hiện quản lý học sinh bán trú
4 14,8 8 29,6 13 48,1 2 7,5
4
Công tác kiểm tra đánh giá về quản lý học sinh bán trú
5 18,5 10 37 9 33,3 3 11,2
Tổng cộng 12 11,1 38 35,2 44 40,7 14 13
Bảng 2.12 lấy ý kiến của 12 cán bộ chun mơn phịng GD&ĐT, 15 cán bộ quản lý các nhà trường với 108 câu trả lời cho 4 nội dung, qua khảo sát cho kết quả: Điểm đánh giá cho mức độ Tốt chỉ chiếm trung bình là: 11,1%, điểm đánh giá cho mức độ Khá chiếm tỷ lệ 35,2%, đánh giá cho mức độ Trung bình chiếm tỷ lệ 40.7% và mức độ Yếu là 13%, cho 4 chức năng quản lý của CBQL, GV, NV các trường PTDTBTTHCS có học sinh người dân tộc Mông. Như vậy so sánh tương quan giữa các điểm đánh giá, chúng ta thấy, tỷ lệ điểm Tốt và khá chiếm 46,3%. Trong khi đó điểm Trung bình và điểm Yếu chiếm 53,7%. Chênh lệch tương quan là 7,4% nghiêng về điểm đánh giá thực trạng năng lực tổ chức, quản lý đời sống cho học sinh bán trú người dân tộc Mông ở mức TB và yếu. Đây là sự đánh giá khách quan của cấp trên trực tiếp quản lý và của các cán bộ quản lý nhà trường đối với công tác quản lý tổ chức đời sống cho học sinh bán trú của các đơn vị nhà trường, do đó CBQL, GV và NV các trường PTDTBTTHCS huyện Nậm Pồ cần phải nỗ lực và tăng cường công tác quản lý
quyết liệt hơn, hiệu quả hơn để các chức năng QL thực sự đi vào hoạt động chung của nhà trường và đi vào cuộc sống của học sinh, đặc biệt là quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hoạt động TDTT, văn hóa văn nghệ, bảo tồn vầ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mơng.