Phương pháp đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.3.Phương pháp đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc

thiểu số

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả thiết kế hệ thống bảng hỏi (phụ lục số 1,2,3,4,5,6) để khảo sát ý kiến đánh giá CBQL, GV, HS, cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, chuyên gia để làm sáng tỏ lý luận về đánh giá mô hình bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số.

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh đánh giá về chế độ chính sách, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, điều kiện sinh hoạt, điều kiện dạy và học trong môi trường bán trú.

Phương pháp quan sát: Tác giá tiến hành quan sát tại 10 trường PTDTBT trong huyện từ các hoạt động từ quản lý, dạy và học của giáo viên và học sinh, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thu thập thông tin thực tế tại cơ sở giáo dục, từ đó đánh giá nhận xét dựa trên khung tiêu chuẩn nhằm đạt được mụctiêu trong hoạt động đánh giá.

Sử dụng toán thống kê để sử lý số liệu thực trạng của phiếu hỏi, cách xử lý số liệu điều tra: Tính tỷ lệ % giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định… trên tổng số các đối tượng được khảo sát

Trong các phiếu hỏi ý kiến đánh giá, mỗi nội dung được hỏi được quy định mức thang điểm đánh giá như sau:

Tốt: 4 điểm Khá: 3 điểm Trung bình: 2 điểm Yếu: 1 điểm

Từ kết quả thu thập được tác giả tính toán, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa đưa ra những kết luận phù hợp đến hoạt động của mô hình trường PTDTBT.

Ngoài ra tác giả xin ý kiến đánh giá, nhận xét các chuyên gia và nhà quản lý giáo dục đánh giá thực trạng quá trình tổ chức hoạt động của trường PTDTBT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 39 - 40)