8. Cấu trúc luận văn
2.1. Đặc điểm các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
2.1. Đặc điểm các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Mơ hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mơng huyện Nậm Pồ được hình thành từ những năm 2000, trước đây thuộc địa giới hành chính của huyện Mường Chà và Mường Nhé. Vì các em học sinh cấp THCS nhà xa trường từ 6 km trở lên, có em đi xa đến 40 km, không thể đi học và trở về nhà trong ngày. Phụ huynh học sinh từng điểm bản đã tự nguyện huy động vật liệu cùng nhau dựng nhà tạm bằng tre, nứa, lợp lá cọ xung quanh trường để con em trọ học. Các em học sinh THCS cuối tuần về nhà lấy gạo và thực phẩm mang xuống trường góp gạo tổ chức nấu ăn theo từng gia đình. Đây là mơ hình giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Với hiệu quả thiết thực nâng cao hiệu quả duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục, các đơn vị nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động nhân lực và kinh phí, vật liệu tại chỗ, nhân dân đóng góp cơng sức dựng nhà nội trú cho học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ở tập trung theo hình thức nhà gỗ lợp proximăng. Từ năm 2011 các trường THCS có số lượng học sinh ở bán trú chiếm từ 50% số học sinh tồn trường trong đó học sinh người Mông chiếm đa số được UBND huyện ban hành Quyết định chuyển đổi thành trường PTDTBT.
Từ khi thành lập huyện Nậm Pồ năm 2013 đến nay, cấp ủy chính quyền địa phương và các cấp quản lý đặc biệt quan tâm đầu tư cho mơ hình giáo dục bán trú cho học sinh người dân tộc Mông. Được thừa hưởng hỗ trợ của chương trình dự án 135, 30a kiên cố hóa trường lớp học, nhà nội trú học sinh được đầu tư xây dựng kiên cố khang trang. Mơ hình này đã khắc phục được tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học, nâng cao tỷ lệ chuyên cần học sinh trên lớp, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh dân tộc Mơng.