Biện pháp 1: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp 1: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt

3.2. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện mơ hình bán trú cho

3.2.1.Biện pháp 1: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt

của mơ hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mơng

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Hồn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế tổ chức hoạt động mơ hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc Mông, huyện Nậm Pồ là việc làm cấp bách, có ý nghĩa quyết định cho sự thành cơng trong hoạt động giáo dục của mơ hình PTDTBT có học sinh người dân tộc Mông học tập, ăn ở, sinh hoạt tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc huyện Nậm Pồ. Cơ cấu tổ chức bộ máy phải đồng bộ, đủ về số lượng cũng như chất lượng. Qui chế đưa ra chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thành phần dân tộc, phong tục tập quán là điều kiện tiên quyết cho các mơ hình bán trú hoạt động có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung

Mơ hình bán trú có học sinh người dân tộc Mơng theo học có nhiều cấp học bao gồm Tiểu học và trung hoc cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nhà nước. Trường đặt tại trung tâm xã, có đủ các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy và học tập, có hệ thống nhà cơng vụ dành cho giáo viên và nhà nội trú dành cho học sinh, có bếp ăn tập thể, có diện tích đất để tăng gia sản xuất nhằm cải thiện đời sống cho giáo viên và học sinh đảm bảo diện tích/ học sinh đúng theo quy định

Trường PTDT Bán trú do UBND cấp huyện thành lập hoặc được chuyển đổi tên từ trường TH, THCS thành trường PTDTBT do Phòng GD&ĐT quản lý. Nhà trường hoạt động theo thông tư 24/2010/TT-BGDĐT[3] của bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú, Điều lệ trường THCS theo thông tư số 12/2011TT – BGDĐT[4] ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học; và thực hiện theo qui chế của Bộ GD&ĐT, theo văn

bản hướng dẫn của UBND tỉnh và kế hoạch của chính quyền địa phương cấp huyện, xã.

Vì vậy mơ hình bán trú cho học sinh người Mông thực hiệncác nhiệm vụ qui định tại Điều lệ trường học với ba nhiệm vụ cơ bản như sau:

1. Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú.

2. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

3. Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo thông tư số: 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập cụ thể như sau:

+ Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có 01 Hiệu trưởng và có khơng q 02 Phó hiệu trưởng. + Biên chế giáo viên:

Đối với cấp trung học cơ sở mỗi lớp được bố trí khơng q 2,2 biên chế giáo viên/lớp.

Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Biên chế học sinh:

Biên chế mỗi trường không quá 30 lớp, cấp THCS không quá 45 học sinh/ lớp. Biên chế học sinh bán trú khơng nhất thiết phải theo lớp, có thể học hịa đồng với học sinh khác.

+ Biên chế làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, nhân viên văn phịng: Mỗi trường được bố trí 01 biên chế làm cơng tác thư viện và 01 biên chế làm cơng tác thiết bị, thí nghiệm.

Mỗi trường được bố trí biên chế: 01 văn thư kiêm thủ quỹ, 01 kế toán và 01 cán bộ y trường học.

Biên chế nhân viên bảo vệ và nuôi dưỡng: Cứ 50 học sinh bán trú thì biên chế 01 nhân viên ni dưỡng.

Mỗi trường được hợp đồng 02 bảo vệ. + Chế độ:

Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau

Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

(Tại thời điểm năm học 2017- 2018, mức chi phí cho học sinh trường PTDT Nội trú 520.000đ/tháng x9 tháng = 4.680.000đ/học sinh)

Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường khơng thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 20% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 20 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ.

Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, cơng trình vệ sinh, cơng trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành.

Mua bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 200.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khốn kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu

trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm để lấy kinh phí chi trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng.

Cán bộ quản lý, giáo viên được hưởng chế độ phụ cấp của trường chuyên biệt là 0,5% theo mức lương cơ bản hiện hành.

+ Công tác quản lý học sinh

Học sinh được ở lưu trú trong tuần, cuối tuần có thể về gia đình thăm gia đình.

Học sinh học tập, lao động và sinh hoạt theo lớp. Lưu trú theo phòng ở dưới sự giám sát kiểm tra của thầy cơ giáo quản phịng, ban quản trú.

Ngồi ra cịn có Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên giám sát các hoạt động của học sinh như sinh hoạt ngoại khóa, ăn ở nội trú. Lắng nghe thơng tin phản hồi từ phía các em về chương trình học tập, sự chăm lo của giáo viên, nhân viên từ đó có nội dung trao đổi thống nhất với nhà trường trong nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng học sinh bán trú

100% học sinh được học 2 buổi/ ngày, buổi tối các em học tập trung trên lớp từ 19h30 đến 21h30, dưới sự quản lý của ban cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm. Hàng tuần có các buổi học ngoại khóa hoặc đi tham quan giã ngoại theo kế hoạch của liên Đội...

Học sinh bán trú được nhà trường giáo dục kỹ năng sống, tham gia vệ sinh trường lớp, vệ sinh khu lưu trú, vệ sinh cá nhân vào giờ nghỉ theo lịch của ban quản trú. Được xem ti vi và sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao theo lịch. Tham gia thể dục buổi sáng theo qui định và thể dục giữa giờ ra chơi.

Công tác giảng dạy và quản trú của giáo viên;

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dạy 17 tiết/tuần; Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thơng dân tộc bán trú được tính 4 tiết chủ nhiệm trong tuần.

Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, học sinh yếu, kém và học sinh khuyết tật hịa nhập. Ngồi giờ lên lớp giáo viên tham gia cùng lớp

trực tuần hướng dẫn các em tham gia lao động vệ sinh trường lớp, tham gia tăng gia sản xuất đểcải thiện bữa ăn hàng ngày.

Giúp đỡ các em học sinh về các kĩ năng sống, kĩ năng học tập và kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

3.2.1.3. Điều kiện

Phải có khảo sát, kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý giáo dục về thực trạng, hiệu quả của loại hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông.

Nhà trường và chính quyền địa phương xây dựng đề án về loại hình trường bán trú, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt

Phải tham mưu và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh và qui chế hoạt động của nhà trường chuyên biệt.

Mơ hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số cần được ưu tiên về cơ sở vật chất trường lớp học, nhà nội trú, cơng trình vệ sinh và các cơng trình phụ trợ khác theo hướng chuẩn hóa, trang thiết bị dạy học, trang thiết bị hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT phải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, diện tích khn viên đảm bảo đúng theo định mức tối thiểu đạt 35m2/học sinh. Được ưu tiên lựa chọn cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực, đủ số lượng biên chế cơ cấu bộ môn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 80 - 84)