Lập kế hoạch đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 41 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong hoạt động đánh giá mơ hình bán trú

1.6.1. Lập kế hoạch đánh giá

Xây dựng kế hoạch là công việc đầu tiên của hoạt động quản lý, là tiền đề quan trọng để tổ chức quản lý đạt đến chất lượng, hiệu quả. Do đó trong quản lý đánh giá mơ hình bán trú cho học sinh người DTTS thì việc xây dựng kế hoạch đánh giá có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý đánh giá.

Lập kế hoạch đánh giá hành động đầu tiên của người quản lý, là việc làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý, đây là căn cứ mang tính pháp lí quy định hành động của cả tổ chức. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý.

Để lập kế hoạch đánh giá, đòi hỏi nhà quản lý phải xác định được những căn cứ, dự kiến được các nội dung cơ bản, các thông tin cần thiết để xây dụng thành kế hoạch hoàn chỉnh chỉ dẫn các hành động quản lý tiếp theo.

Những căn cứ để xây dựng kế hoạch đánh giá gồm: xác định rõ mục tiêu đánh giá, những quyết định sẽ được đưa ra sau khi đánh giá; xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, hình thức đánh giá.

Nội dung trong bản kế hoạch đánh giá mơ hình bán trú cho học sinh người DTTS thường bao gồm:

Xác định những cơng việc chính và thứ tự thực hiện các cơng việc đó; Xác định thời gian thực hiện (triển khai, kết thúc) từng công việc; Xác định nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính bảo đảm; Phân cơng cụ thể công việc cho từng thành viên, người phụ trách; Quy định hợp đồng, phối hợp giữa các lực lượng;

Quy định việc kiểm tra, chế độ báo cáo kết quả thực hiện từng công việc; Quy định việc tổng kết, rút kinh nghiệm;

Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận. Như vậy, kế hoạch đánh giá mơ hình bán trú cho học sinh người DTTS được coi là bản thiết kế thu nhỏ của nhà quản lý sử dụng trong tổ chức và kiểm tra thực hiện. Do đó nắm chắc và điều hành tốt các nội dung của kế hoạch là nhà quản lý đã thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)