Giải pháp về vốn tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 84 - 86)

- Rau quả tươi Rau quả chế biến

2 Rau quả hộp, nuớc giải khát, đông lạnh

3.2.4. Giải pháp về vốn tài chính

Yêu cầu về vốn để phát triển kinh doanh xuất khẩu rau quả là rất lớn. Để đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rau quả, cần phải có các giải quyết về tài chính.

Tạo vốn và thu hót vốn đầu tư trong nước, trong đó huy động vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi

trong dân đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chế biến và các hoạt động khác.

Vay vốn tín dụng của nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn vay của các tổ chức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân.

Thu hót đầu tư nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, đây là giải pháp quan trọng tháo gỡ về tài chính vì để thúc đẩy xuất khẩu phải sử dụng vốn đầu tư vào tững công đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, chủ yếu dùa vào nội lực thì ta không thể đáp ứng yêu cầu ngay được mà đòi hỏi phải tranh thủ vốn công nghệ nước ngoài thông qua hình thức đầu tư, liên doanh liên kết, hợp tác quốc tế. Thông qua đầu tư và hợp tác hai bên cùng có lợi sẽ tranh thủ được một phần thị trường thông qua các hình thức bao tiêu sản phẩm, cho sử dụng các kênh phân phối, sử dụng các nhãn hiệu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong bản thân các doanh nghiệp, lượng vốn nhàn rỗi trong bộ phận này rất lớn, mặc dù phải trả lãi cao hơn nhưng khi tận dụng được nguồn vốn này doanh nghiệp lại thu lời về nhiều tiền mặt. Do vậy để có thể huy động tốt từ nguồn vốn này biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay đang được nhà nước khuyến khích áp dụng thông qua việc cổ phần hoá, doanh nghiệp được quyền phát hành cổ phiếu và bán cổ phiếu này cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đê mở rộng thêm nguồn vốn của mình.

Huy động vốn từ chính lợi nhuận tích luỹ của doanh nghiệp vì đây là nguồn vốn cơ bản và lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh.

Vay từ các khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng có sức mua lớn và có mối quan hệ lâu dài.

Tận dụng nguồn vốn của bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm khi tiêu thụ hàng hoá hoặc xin ứng trước vốn khi xuất hàng, hình thức này chỉ áp dụng

đối với các doanh nghiệp có uy tín cao, nguồn hàng ổn định và có chất lượng cao.

Để tạo điều kiện thu hót vốn đầu tư của nước ngoài nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, thị trường xuất khẩu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động tham gia vào các tổ chức quốc tế đã hình thành. Đồng thời, chủ động cùng các nước xuất khẩu rau quả phối hợp thành lập hiệp hội các nước xuất khẩu rau quả.

Trong điều kiện kinh phí cho phép nên tổ chức các đoàn đi tham quan khảo sát, tham gia hội chợ, hội thảo về khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, thương mại ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm và tìm bạn hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời có cơ hội kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w