- Đồng Nai Đông Nam bé 4.707 Ven sông Tiền, sông Hậu2
2.1.4.2. Thị trường xuất khẩu rau quả
Mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt ở thị trường 50 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường châu Á(55%-năm 2002)(1), Tây Bắc Âu (17%), Mỹ (7%). Các thị trường Nga và Đông Âu mới được phục hồi và thị trường truyền thống như Trung Quốc, Óc, Nhật Bản, Hàn quốc, Xingapo... nhưng sản lượng nhỏ và không ổn định. Tuy nhiên chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về rau quả cho thị trường thế giới, mặt hàng này mới chỉ chiếm khoảng 10-15% kim ngạch xuất khẩu hoa quả. Hiện mới xuất khẩu được cải bắp, hành tái, khoai tây, một số rau gia vị ... theo đường hàng không. Một số loại quả như xoài, vú sữa, chôm chôm, măng cụt, thanh long rất được ưa chuộng ở châu Âu, Mỹ, nhưng sản phẩm trái cây của ta chưa đáp ứng được những đòi hỏi gắt gao về chất lượng, về vệ sinh thức phẩm do họ đề ra. Thị trường xuất khẩu rau quả trong 2 năm gần đây được mở rộng so với trước. Các mặt hàng rau quả và gia vị của ta hiện đã có mặt ở gần 50 nước và lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường châu Á và Tây Bắc Âu, Mỹ. Thị trường Nga và Đông Âu tuy được khôi phục đối với một số chủng loại của nhóm hàng này nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta (năm 1999 chỉ chiếm tỷ trọng 1,18% tức là 1,25/104,2 triệu USD). Thị trường khu vực Tây Nam Á - Phi Châu cũng
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này (về rau quả năm 1999 chỉ có 1,22/104,2 triệu USD, tức là 1,16%0). Một số thị trường có mức tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu rau quả những năm gần đây ( 1996-2002) là: Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2002
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á
Đơn vị tính: USD Tên nước 2000 2001 2002 GTXK Tỷ trọng(%) GTXK Tỷ trọng(%) GTXK Tỷ trọng(%) Nhật Bản 3170051 18.86 1349630 8.95 2087489 16.95 Trung Quốc 3668031 21.82 2693821 17.86 804596 6.53 Hồng Kông 534336 3.18 412223 2.73 1668267 13.54 Hàn Quốc 1230421 7.32 2404812 15.95 607102 4.93 Singapore 1595369 9.49 3553342 23.56 2477963 20.12 Đài Loan 2084838 12.40 1058321 7.02 1162202 9.44 Malayxia 524156 3.12 717040 4.75 297198 2.41 Inđônêxia 257243 1.53 755666 5.01 145891 1.18 Thái Lan 1390091 8.27 87861 0.58 152424 1.24 Lào 2356125 14.02 2047784 13.58 2913846 23.66 Tổng cộng 16810661 100.00 15080500 100.00 12316978 100.00
Nguồn: Báo cáo SX-KD của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Thị trường Trung Quốc : là thị trường rộng lớn với 1.400 triệu dân. Đặc biệt các tỉnh phía Nam Trung Quốc nơi có chung trên 1.400 km đường biên kéo dài từ phía Đông đến phía Tây, tiếp giáp với 6 tỉnh của Việt Nam. Hiện nay, mặc dù xuất khẩu rau quả của Trung Quốc lớn gấp 10 lần nhập khẩu, nhưng hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây gia tăng đáng kể(giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2002 so với năm 1996 tăng 135,2 triệu USD, tương đương 643,8%), do Việt Nam có một số lợi thế sau:
Trung Quốc rất gần Việt Nam, giảm chi phí vận chuyển và tăng lượng xuất khẩu rau quả tươi dễ háng.
Thị trường Trung Quốc rất lớn và đang phát triển. Dân số đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra nguồn cầu lớn đối với các sản phẩm không thiết yếu như chăn nuôi và rau quả.
Hiện nay, yêu cầu của lục địa Trung Quốc về an toàn và chất lượng thực phẩm nhập khẩu không cao như các nước nhập khẩu chính khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore.
Quan hệ giữa hai nước đang bước vào thời kỳ bình thường hoá và mở cửa, giao lưu kinh tế giữa hai nước sau nhiều năm bị đóng cửa nay đang có những chuyển biến tích cực.
Cả hai nước đều đang thực hiện các biện pháp tăng cường thương mại, mặc dù áp lực bảo hộ đôi khi cũng gây ra hạn chế thương mại nhất định.( (4) Tạp chí ngành rau quả Việt Nam-trang 6.6 chương xuất khẩu rau quả)
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta
sang thị trường Trung Quốc
Đơn vị : Triệu USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Kim ngạch 21 24,848 10,455 38 120 144,557 156,2
Kết quả là, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 38 triệu USD năm 1999 ( chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam) đến 120 triệu USD năm 2000 (chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu). Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể cao hơn do chưa tính được giá trị thương mại tiểu ngạch qua biên giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xoài, nhãn, chuối, thanh long, dừa, dưa chuột, cải bẹ xanh, xalat, ớt bột và những sản phẩm đóng hộp như dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm và những sản phẩm đa dạng khác sang Trung Quốc qua các tỉnh biên giới Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Tỉnh hải đảo Hải Nam cũng nhập khẩu dừa để chế biến sữa dừa .
Theo Hiệp hội cây ăn quả VN (Vinafruit) thì thị trường Trung Quốc chiếm hơn phần nửa kim ngạch xuất khẩu và chiếm khoảng 80% trái cây tươi xuất khẩu của VN..Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc đang gặp một số khó khăn như: Do cầu thị trường Trung Quốc không ổn định. Sản phẩm rau quả của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao và bản thân Trung Quốc đã là nước xuất khẩu rau quả lớn nhất, bên cạnh đó là những khó khăn về khâu thanh toán. Rau quả Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc lâu nay chủ yếu theo đường tiểu ngạch và theo đó thanh toán giữa hai bên cũng theo con đường này. Nghĩa là thanh toán trực tiếp, trao tay, không qua ngân hàng, vì vậy rủi ro lớn. Song thời gian qua không Ýt doanh nghiệp đã lợi dụng khai man khi hoàn thuế giá trị gia tăng( GTGT) moi tiền nhà nước. Ngày 13/9/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2002 quy định các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất (GTGT) 0% phải thanh toán tiền bán hàng qua ngân hàng mới được huàn thuế. Những doanh nghiệp làm ăn tuỳ tiện sẽ thấy khó chịu đối với quyết định này. Một nguyên nhân nữa là do những người Trung Quốc trước đây hay mua hàng rẻ, chất lượng thấp đang chuyển nhanh sang tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, sạch, bao bì đẹp....theo đó là hàng rào kiểm dịch ngày càng
khắt khe, chặt chẽ. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn say sưa với "bài ca" thị trường rộng lớn ( hơn 1 tỷ dân), dễ tính, buôn bán kiểu gì cũng xong. Năm 2002, các mặt hàng trước đây ta luôn tự hào về tiềm năng xuất khẩu vào một thị trường "dễ tính" như Trung Quốc đã giảm sút mạnh, như rau quả giảm 9,81%, thuỷ hải sản giảm 14,2%, hạt tiêu giảm 59,8%...
Thị trường Đài Loan, Nam Triều Tiên, Hồng Kông : các thị trường này có phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, có nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân mỗi năm hàng triệu tấn. Từ những năm trước các nước này có quan hệ buôn bán rau quả với nước ta, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ổn định. Trong những năm gần đây, Đài Loan và Nam Triều Tiên đã trở thành các thị trường nhập khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam. Đài Loan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 20,8 triệu USD năm 2000, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Cũng trong năm 2000, Nam Triều Tiên nhập khẩu 13,7 triệu USD rau quả Việt Nam (chiếm 6%) . Hai thị trường này có lợi thế như khoảng cách vận chuyển ngắn, chi phó vận chuyển thấp và mức sống dân cư cao (cho thấy có nhu cầu rau quả cao). Trong một số trường hợp, các thị trường này cũng tạm nhập tái xuất rau quả. Dự đoán đến năm 2010, kim ngạch nhập khẩu rau quả của hai thị trường này có thể đạt tới 100-120 triệu USD.
Nhật Bản: Về lâu dài Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu trung bình 5,8 tỉ USD rau quả, đứng thứ 4 trên thế giới, chủ yếu là nhập từ Thái Lan (đạt kim ngạch 50-60 triệu USD rau quả tươi và 60-80 rau quả chế biến)
Nhật Bản có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam, dứa, xoài và đu đủ là những loại quả trồng phổ biến ở nước ta. Nhật bản là một trong những bạn hàng tiêu thụ rau quả nhiều nhất của Việt Nam trong những năm gần đây vì thời vụ của Nhật về nhóm hàng rau quả lại trái với thời vụ của Việt Nam nên xuất khẩu rau quả sang Nhật là rất thuận lợi. Vừa qua
một số công ty Nhật có ý tưởng sản xuất rau quả ngay tại Việt Nam vừa để tăng lượng hàng khi trái mùa, vừa để tạo sự cạnh tranh giá cả với hàng nhập khẩu vào Nhật (năm 1999 nước này nhập khẩu gần 1 triệu tấn rau, 1,6 triệu tấn trái cây). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật còn thấp (bảng 5), đạt 20,8 triệu USD năm 2002. thấp hơn nhiều kim ngạch của các thị trường khác vào Nhật Bản như Đài Loan, Triều Tiên, các nước Đông Nam á và Trung Quốc.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản
Nước ĐVT 2000 Tháng12 2001 2001 Tháng12 2002 2002 Nhật Bản 1000USD 11.729 7.940,7 13.746 8.061 20.875
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Tổng Công ty rau quả
Khó khăn lớn nhất đối với việc xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản là yêu cầu của thị trường này về chất lượng, an toàn, vệ sinh, bao bì và nhãn mác rất cao. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm ra giải pháp bằng cách sử dụng thương nhân nước Nhật là cầu nối để vượt qua tiêu chuẩn bảo vệ sinh thái JAS, Luật Bảo vệ cây trồng, Luật vệ sinh thực phẩm, cũng như chọn thời điểm đưa hàng (vào những lúc giáp vụ rau, quả giá sẽ rất cao) hoặc thị hiếu, tập quán, thãi quen tiêu dùng. Hiện nay rau quả Việt Nam trên thế giới có sức cạnh tranh rất thấp do giá thành sản xuất cao, thu hoạch thủ công, manh mún, công nghệ chế biến lạc hậu, chất lượng không đảm bảo, độ chín không đều, màu sắc không đẹp, bao bì không hấp dẫn, tổn thất sau thu hoạch tối đa 20-25% nên càng đội giá lên cao. Tại Nhật, rau quả Việt Nam luôn bán thấp hơn rau quả các nước từ 30-40%.Việc thực hiện xuất khẩu rau quả vào Nhật bản được thực hiện theo 3 cấp : hàng rau, quả dùng cho công nghiệp chế biến, hàng rau, quả sản xuất theo tiêu chuẩn thông thường, hàng được sản xuất theo tiêu chuẩn đặc biệt.
Thị trường các nước SNG và EU : SNG là thị trường có quan hệ buôn bán rau quả với nước ta từ trước, sau năm 1989 do có biến động về cơ chế, kim ngạch trao đổi xuất khẩu giữa hai nước bị giảm sút nhưng mấy năm gần đây đã được phục hồi. Theo đánh giá của Tổng công ty rau quả Việt Nam thì Nga vẫn là thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ với số lượng rau quả của nước ta như khoai tây, bắp cải, hành tây, chuối tươi và đồ hộp, nước quả đông lạnh. Triển vọng đây vẫn là thị trường rau quả của nước ta. Với thuận lợi cơ bản là thời vụ hai nước chéo nhau nên nhu cầu tiêu thụ lớn. Tuy nhiên địa lý xa cách là một trong những khó khăn khi xâm nhập thị trường này, đòi hỏi các nhà kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam cần tăng cường đầu tư tiếp thị, tăng cường hợp tác liên doanh, nhằm tranh thủ hỗ trợ về gióng, kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường để nâng cao năng suất và chất lượng. Mặt hàng rau quả có thể tiêu thụ nhiều là khoai tây, bắp cải, hành tây, một số rau vụ đông khác, chuối tươi,chuối sấy và đò hộp, nước quả đông lạnh.
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu rau quả với một số quốc gia thuộc thị trường
EU của VEGETEXCO ( 1999-2002) Đơn vị tính: USD Thị Trường 1999 2000 2001 2002 Anh 728.531 59.799 376.771 631.260 Đức 609.274 601.007 873.452 1.399.590 Italia 487.194 2.317.599 260.107 378.856 Pháp 600.712 626.828 826.183 991.560 Thuỵ Sĩ 474.354 0 439.305 546.913
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX-KD các năm 1999-2002 của VEGETEXCO
Thị trường Mỹ : Sau 3 năm Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, tình hình giao thương đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác, đầu tư, trao đổi trong lĩnh vực nông nghiệp và buôn bán hàng rau quả giữa 2 quốc gia. Tuy nhiên, so với tiềm năng của thị trường Mỹ và năng lực sản xuất rau quả của nước ta thì tình hình xuất
khẩu rau quả " made in Việt Nam" sang thị trường Mỹ vẫn còn quá khiêm tốn và chưa như mong muốn. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2002, tổng kim ngạch hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 2,8 triệu USD, tăng 10,7% so với năm 2001.
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ ( 2001-2002)
Nước ĐVT 2000 2001 Tháng12/2002 2002
Mỹ 1000USD 2.178,01 2.571 298,4 2.847
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Tổng Công ty rau quả
Các mặt hàng rau quả xuất sang Mỹ là các loại trái cây ôn đới cao cấp như táo, lê, nho. Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nói trên, nhưng việc xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn còn khá xa so với tiềm năng của thị trường lớn này ( mỗi năm Mỹ nhập tới khoảng 38 tỷ USD hàng hoá nông sản và vật tư nông nghiệp). Xuất khẩu sang Mỹ hết sức khó khăn vì thị trường Mỹ có những yêu cầu khắt khe về chất lượng và giá bán không cao. Từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh xuất khẩu rau quả nói riêng bắt buộc phải tuân thủ chắt chẽ các điều khoản, quy định, ràng buộc về mặt pháp lý, tập quán và thông lệ quốc tế trong Hiệp định thương mại đã ký kết giữa hai nước; Tuân thủ hệ thống kinh doanh dịch vụ hiện đại nhưng phức tạp theo đúng chuẩn mực thế giới và tại thị trường Hoa Kỳ. Trong khi đó, trình độ của các nhà quản lý kinh doanh, tiếp thị, người lao động của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đủ để hiểu hết luật pháp và nền thương mại của Hoa Kỳ. Hơn nữa, điều kiện và công nghệ sản xuất của Việt Nam cũng chưa đủ để đáp ứng các đòi hỏi đó.
Lé trình thực thi Hiệp định song phương đòi hỏi thời gian để am hiểu sâu sắc nội dung của Hiệp định bao gồm những quy tắc, khái niệm mang tính hiện đại rất gần với các nguyên tắc của WTO, trong khi hệ thống pháp luật và hành vi thương mại của Việt Nam chỉ bó hẹp trong 14 hành vi của luật thương mại hiện hành. Để xây dựng lé trình sửa đổi bổ xung các văn bản
pháp luật trong nước cho phù hợp với tinh thần của Hiệp định là rất khó khăn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của mà còn đòi hỏi nhiều thời gian để tất cả các nhà lập pháp, hành pháp, các doanh nghiệp và tất cả các người dân đều phải nâng cao trình độ hiểu biết thấu đáo và hành động cho phù hợp. Thì trong khoảng thời gian đó (có thể từ 2 đến 5 năm), sự chưa tương thích này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung trong thời điểm tranh tối tranh sáng, có khi làm đúng pháp luật của Việt Nam nhưng lại vi phạm pháp luật của Hoa Kỳ hoặc vi phạm pháp luật của từng Bang ở Hoa Kỳ hoặc ngược lại. Trong khi mọi sự vi phạm đều phải chịu các biện pháp chế tài nặng nề mang tính quốc tế.