Vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 44 - 48)

- Đồng Nai Đông Nam bé 4.707 Ven sông Tiền, sông Hậu2

a. Vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

Trong mấy năm trở lại đây hoạt động xuất khẩu rau quả của cả nước nói chung và của Tổng công ty rau quả Việt Nam nói riêng không ngừng tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm không cao. Đây là một vấn đề đặt ra cho các nhà xuất khẩu, vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy. Một tồn tại khách quan nói chung đối với nền kinh tế Việt Nam đó là vấn đề về vốn, trên thực tế Bộ chủ quản ( Bé nông nghiệp và phát triển nông thôn) và ngành rau quả đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng này. Lý do chủ yếu là nhu cầu quá lớn mà khả năng cung cấp vốn cũng như tự tích luỹ không đủ để đáp ứng. Thêm vào đó, tình trạng đầu tư dàn trải thiếu tập trung cho nên hậu quả tất yếu là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng nhiều khi khách hàng đặt những đơn đặt hàng với số lượng lớn mà không có khả năng đáp ứng nên đành phải từ chối. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một kỳ, một năm cụ thể mà còn làm giảm cơ hội kinh doanh buôn bán với khách hàng trong những kỳ sau. Còng do nguyên nhân thiếu vốn, cho nên ta chưa chủ động dự trữ hàng trong những thời điểm mùa vụ khi giá hạ và lượng cung ồ ạt rồi tung ra khi trái vụ thị trường khan hàng, giá cao ; nhiều khi có hợp đồng mới bắt tay vào sản xuất( sản xuất từ trước thì sợ Õ hàng, đọng vốn) thời gian

thực hiện hợp đồng ngắn công nhân phải làm thêm ca vất vả, đến khi hết hàng( không có hợp đồng ) công nhân không có việc dẫn đến tình trạng thu nhập không ổn định.

Bảng 2.11: Tình hình vốn của Tổng công ty rau quả Việt Nam

1999 2000 2001 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 1. Tổng vốn. 312.218 100 391.272 100 462.288 100 - Vốn cố định 132.554 42,46 153.379 39,2 183.066 39,6 - Vốn lưu động 179.664 57,54 237.893 60,8 279.222 60,4 2. Nguồn vốn 312.218 100,00 391.272 100,00 462.288 100 - Ngân sách nhà nước 173.215 55,48 246.970 63,12 288.930 62,5 - Nguồn khác 139.003 44,52 144.302 36,88 173.358 37,5

(Nguồn: phòng tài chính kế toán Tổng công ty rau quả Việt Nam)

Bên cạnh những khó khăn về nhu cầu vốn tự có, thì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất khẩu rau quả của ta còn gặp phải một vướng mắc đó là khả năng huy động vốn còn kém. Hiện nay hình thức huy động vốn phổ biến nhất trên thế giới là thông qua thị trường chứng khoán phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ tiền gửi có giá khác, để huy động những nguồn vốn nhàn rỗi, từ đó tận dụng được nguồn vốn này vào việc mở rộng sản xuất, đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ, tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam là một nước đang phát triển, khái niệm về "thị trường chứng khoán" còn rất mới mẻ, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát hành cổ phiếu phải được sự đồng ý của chính phủ và phải đủ điều kiện nhất định về vốn..vv. Do đó mà phương thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ở Việt Nam hầu như chưa phát triển. Thí dụ, tính riêng ngành rau quả trong hơn 50 đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả chỉ có duy nhất Công ty cổ phần in Mỹ Châu là công ty cổ phần hoá đầu

tiên của Tổng công ty, do tiến hành hoạt động theo hình thức cổ phần nên trong 2002 vừa qua doanh nghiệp đã đạt mức tăng trưởng là 54%. Như vậy ngoài vốn tự có thì việc huy động những nguồn vốn nhàn rỗi khác còn là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.

b. Vốn vay

Theo tổng kết của tổng công ty rau quả trong năm 2001 thì: + Vốn tín dụng đầu tư: 116.800 triệu đồng

+ Vốn ngân sách đầu tư : 6.000 + Vốn tự có : 6.650

Qua số liệu trên cho thấy ngành rau quả chưa được quan tâm đúng mức về đầu tư để phát triển, đảm bảo nguồn rau quả đạt được hiệu quả kinh tế tương xứng trong cơ cấu nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả vừa thiếu vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, thay các dây chuyền công nghệ tiên tiến vừa thiếu vốn mua nguyên vật liệu dữ trữ để sản xuất. Do vậy, ngành rau quả chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả thiếu vốn trầm trọng, nhất là vốn lưu động. Số vốn lưu động do Nhà Nước cấp cho các doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu kinh doanh. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng trả lãi suất cao để đảm bảo kinh doanh. Đôi khi do lãi suất vay vốn đáp ứng kinh doanh cao, thời gian gom hàng kéo dài, cạnh tranh khó khăn nên xuất khẩu kém hiệu quả. Cũng do thiếu vốn kinh doanh nên các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) rất hạn chế trong việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân, dẫn tới hậu quả một mặt doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu, mặt khác người nông dân phải chịu thua thiệt do không tiêu thụ được sản phẩm, bị Ðp cấp, Ðp giá. Cũng do các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng với lãi xuất cao hơn vốn Nhà Nước cấp nên không thể đầu

tư phát triển sản xuất, ứng trước vốn cho nông dân thâm canh tăng năng xuất cây trồng, dự trữ nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn và đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến liên tục quanh năm.

Về chính sách tín dụng tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau quả có từ nhiều nguồn:

Chính sách mở rộng việc cho vay vốn đến hộ sản xuất trong lĩnh vực nông - lâm-ngư nghiệp (Nghị định số 14/CP ngày 2/3/93). Hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam - kênh chủ yếu đối với kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay, chiếm tới 70% tổng tín dụng nông thôn. Cơ cấu cho vay của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam từ năm 1991 trở lại đây đã chuyển nhanh sang cho hộ sản xuất vay trực tiếp. Chính sách tín dụng tới hộ sản xuất trong những năm qua có tác dụng giúp hộ có vốn đầu tư sản xuất.

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng do ngân hàng nông nghiệp cung cấp, những năm qua đã hình thành rất đa dạng các kênh tín dụng như: vốn tạo việc làm quốc gia; vốn qua chương trình 327; vốn xoá đói giảm nghèo; vốn từ các ngân hàng cổ phần ở nông thôn và quĩ tín dụng nhân dân, các phường, hội... Việt Nam đã biến lợi thế của từng vùng nhằm tạo ra hàng hoá có mức sinh lời cao, đòi hỏi phải có nhiều vốn và đa số là vốn trung và dài hạn. Trong lĩnh vực trồng cây ăn quả cho thấy cây ăn quả có chu kỳ kinh doanh dài, chậm thu hồi vốn và yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn.

Hệ thống tổ chức chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, tuy đã có nhiều cố gắng và trải rộng khắp các vùng nông thôn nhưng hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận kịp thời tới từng hộ sản xuất, các hình thức cho vay và huy động chưa linh hoạt, thủ tục rườm rà khó khăn cho người vay, quy trình và điều kiện xét duyệt cho vay rườm rà mất nhiều thời gian. Hầu như các hộ nông dân mới chỉ được vay vốn ngắn hạn, số người được vay cũng hạn chế với lãi suất chưa phải ưu đãi. Chính vì vậy đã hạn chế khả năng huy động vốn của người dân.

Hai nguồn vốn khác từ Ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình kinh tế như chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình giải quyết việc làm, không qua ngân hàng nông nghiệp mà qua hệ thống kho bạc Nhà nước, có chế độ ưu đãi cho vay hơn so với tín dụng ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nhưng lại gây tiêu cực trong cho vay. Nhìn chung nông dân nghèo, khó, rất Ýt được hưởng lợi Ých trực tiếp từ các nguồn vốn này. Mặt khác, do mức lãi suất thấp đã gây ra sù tranh chấp và các biểu hiện không lành mạnh trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w