Giá cả (Price)

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 58 - 60)

- Chính thức 4775 87.58 4388 85.20 4166 83

b. Giá cả (Price)

- Vấn đề giá cả làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá. Do các doanh nghiệp sản xuất rau quả ở Việt Nam thiếu vốn nên không mở rộng được sản xuất, không đưa được công nghệ và kỹ thuật mới vào sản xuất nên giá thành cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém. Thực tế trong nhiều năm qua các tổ chức, các công ty, các tập đoàn kinh tế nước ngoài đến Việt Nam, khi bàn về hợp tác trong lĩnh vực rau quả họ chỉ chú trọng đến đầu tư cho sản xuất bao bì, vật liệu đóng gói. Họ rất ngại liên doanh để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau quả, vì vốn đầu tư ban đầu cho gieo trồng và sản xuất mặt hàng này rất lớn, giá trị mặt hàng không cao, phải mất một thời gian dài thu hồi vốn. Trong khi sản xuất thì nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nước lại thực sự chưa khuyến khích phát triển mặt hàng này.Thực tế chúng ta mới tuyên truyền, quảng cáo về hiệu quả kinh tế của chúng với người sản xuất chứ chưa có sự đầu tư, trợ giá, định hướng cho sản xuất

- Giá thành sản xuất thì cao như vậy, nhưng khi xuất khẩu thì giá xuất khẩu của ta luôn thấp hơn giá của các nước xuất khẩu rau quả chủ yếu khác như

(Thái Lan), cả giá xuất khẩu rau quả tươi và rau quả chế biến của ta đều thấp hơn họ.

Bảng 2.13: Giá xuất khẩu một số loại quả của Việt Nam và các nước

xuất khẩu chủ yếu

Tên hàng Giá của VN (USD/T/FOB) Giá của các nước XK chủ yếu (USD/T/FOB) Dứa tươi Dứa hộp Xoài quả Chuối quả 130 889 540-1000 250-280 210-250 1.000-1.100 900 300

Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam

Nguyên nhân chủ yếu là : Thứ nhất là chất lượng hàng của ta kém hơn nhiều so với hàng tương tự của các nước khác. Xuất thô và bán thành phẩm chiếm đa số. Để tăng giá và kim ngạch xuất khẩu, cần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tỷ lệ hàng qua chế biến và thành phẩm tiêu dùng được ngay. Thứ hai là do có nhiều đơn vị tham gia xuất khẩu rau quả, cùng mặt hàng, cùng thị trường nên thi nhau giảm giá để tranh khách. Việc giảm giá này dẫn tới nhiều thiệt hại. Bản thân doanh nghiệp thiệt hại do thu nhập giảm, chưa nói tới là bên giảm giá còn gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp khác vì hàng rau quả không thể để lại, cất giữ và khó điều tiết nhanh chóng theo kịp thị trường vì một năm chỉ trồng được từ một đến ba vụ, nếu không bán được hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến người sản xuất. Theo chúng tôi nghĩ hướng giải quyết cho tình hình này, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nên lập ra một nghiệp đoàn để hộ trợ và bảo vệ quyền lợi cho ngành nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng. Ví dụ như trao đổi kỹ thuật, bàn bạc đưa ra giá xuất khẩu( giá tối đa, tối thiểu) dùa trên chi phí bình quân và thực hiện nghiêm túc giá đó... Bước đầu việc liên kết này rất khó vì bỏ đi tâm lý "tiểu nông" lâu đời không thể ngày một ngày hai nhưng có liên kết như vậy mới

đưa cây rau quả Việt Nam có chỗ đứng và giá cả ổn định trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w