Hệ thống bảo quản rau quả

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 25 - 28)

- Đồng Nai Đông Nam bé 4.707 Ven sông Tiền, sông Hậu2

2.1.3.1. Hệ thống bảo quản rau quả

Phần lớn rau quả được sử dụng dưới dạng tươi, trong khi đặc tính của sản phẩm rau quả là thu hoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng vận chuyển và bảo quản khó khăn. Vì vậy, công nghệ bảo quản rau quả

tươi là hết sức quan trọng. Nhưng đến nay kỹ thuật bảo quản rau quả tươi mới dừng ở mức sử dụng kinh nghiệm cổ truyền, thủ công là chính, chưa có thiết bị lùa chọn và xử lý quả tươi trước khi xuất khẩu. Do công tác bảo quản không tốt nên chi phí cho một đơn vị sản phẩm rau quả xuất khẩu thường vượt định mức cho phép. Cũng do chưa có công nghệ và phương tiện thích hợp để bảo quản sau thu hoạch nên tỷ lệ hư háng cao, ước tính có đến 25-30% rau quả bị bỏ đi. Chỉ tính riêng các nhà máy đồ hộp ở phía Bắc, trong số hàng chục ngàn tấn nguyên liệu đưa vào chế biến, lượng nguyên liệu thối háng do bảo quản và vận chuyển lên tới hàng chục phần trăm. Một số loại quả như nhãn, vải thiều, chuối đã được sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản, nhưng không giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên ban đầu. Mặt khác, trong quá trình xuất khẩu, mặc dù rau quả của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng có không Ýt doanh nghiệp xuẩt khẩu của ta làm ăn tuỳ tiện, chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, đã tẩm ướp những hoá chất độc hại, hoặc pha trộn đủ loại vi trùng gây nên những bệnh tật hiểm ngèo, thậm chí gây tử vong cho những người sử dụng. Một thí dụ điển hình đó là cách đây không lâu ngườii ta phải một phen hoảng vía khi khám phá ra nhiều thực phẩm, rau quả nhập cảng từ Việt Nam được ướp bằng một loại hoá chất thường vẫn được dùng để ướp xác chết, để giữ cho các loại thực phẩm đó có vẻ tươi tốt...Nỗi khủng khiếp của giới tiêu thụ các loại thực phẩm vừa kể chưa kịp nguôi ngoai thì mới đây người ta lại phải giật mình thon thót trước những báo động về phẩm chất thực phẩm nhập cảng từ Việt Nam của cơ Quan Lương Thực và Dược Liệu Hoa Kỳ (FDA). Qua những cập nhật trên trang thông tin điện tử (website) của cơ quan này, người ta thấy liên tiếp trong 3 tháng cuối năm vừa qua, tháng nào cũng có nhiều mặt hàng thực phẩm xuất phát từ Việt Nam như hải sản, rau quả, nước hộp ...hoặc là hư thối thiếu vệ sinh, hoặc là không đóng gói bao bì đúng tiêu chuẩn...mà tất cả đều nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Điều đáng lưu ý là, theo hồ sơ của cơ quan Lương Thực và Dược Liệu Hoa Kỳ, số lượng các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam bị các cơ quan

kiểm phẩm tịch thu đã không giảm, mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2001 đã có mấy trăm lô thực phẩm đủ loại như vừa nêu bị tịch thu. Trên đây chỉ là một trong nhiều thí dụ điển hình về thực trạng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó có thể thấy rằng những hạn chế trong công tác bảo quản rau quả là một trong những yếu tố cản trở hoạt động xuất khẩu rau quả phát triển.

2.1.3.2. Hệ thống chế biến rau quả

Hiện nay cả nước có 22 nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, với tổng công suất 100.000 tấn/năm, trong đó 12 nhà máy do Tổng công ty Rau quả Việt Nam quản lý. Ngoài ra còn có 52 đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu rau quả tại các tỉnh, thành phố có qui mô nhỏ.

Các nhà máy chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam có tổng công suất thiết kế 70 ngàn tấn/năm và 5 nhà máy đông lạnh có tổng công suất thiết kế 25 ngàn tấn/năm. Tổng công ty quản lý 11 nhà máy đồ hộp và một nhà máy đông lạnh. Tổng công suất thiết kế 50 ngàn tấn/năm.

Hầu hết máy móc, thiết bị của các nhà máy chế biến rau quả đều nhập từ các nước XHCN (cũ) như Nga, Đức, Bungari, Ba Lan, Hungari, đã sử dụng trên 30 năm, máy móc thiết bị và công nghệ đã quá cũ kỹ, lạc hậu do vậy sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Các nhà máy và thiết bị phụ trợ như bao bì carton, hộp sắt kho trữ cũng nằm trong tình trạng như các nhà máy chế biến.

Các nhà máy chế biến, những năm cao đã sản xuất và xuất khẩu được trên 30 ngàn tấn đồ hộp rau quả, 20 ngàn tấn dứa đông lạnh và 2 ngàn tấn purê quả. Từ năm 1990, sau khi mất thị trường truyền thống, rau quả được xuất sang thị trường châu Á và Tây Âu nhưng mới ở mức thăm dò, giới thiệu. Do vậy, hiện nay các nhà máy chỉ sử dụng được 30-40% công suất và hiệu quả kinh tế còn thấp. Ngoài hệ thống nhà máy chế biến nêu trên, những năm gần đây còn có các công ty TNHH và công ty tư nhân xây dựng xí nghiệp và

xưởng thủ công chế biến chuối, long nhãn, tương ớt, cà chua, vải... đạt hàng chục ngàn tấn sản phẩm xuất khẩu các loại. Vài năm gần đây, hệ thống lò sấy thủ công chế biến vải, nhãn xuất khẩu sang Trung Quốc bước đầu phát triển ở vùng nhãn đồng bằng sông Cửu long và các tỉnh có nhiều vải nhãn ở đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, cả nước có hàng trăm lò sấy nhãn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tiêu thụ khoảng 70% sản lượng nhãn tươi trong vùng. Công nghiệp chế biến tại các hộ gia đình mới xuất hiện nhưng chưa phát triển, chủ yếu là sơ chế dưa chuột.

Gần đây theo chủ trương của Chính phủ tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm sản, đã có thêm một số nhà máy mới. TCT rau quả Việt Nam có 2 nhà máy liên doanh với nước ngoài là Nhà máy chế biến nước giải khát DONA NEW TOWER (20.000 tấn/năm) và Nhà máy Bao bì hộp sắt TOVECO (60 triệu hộp/năm) đã đi vào hoạt động có hiệu quả, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận.

Nhìn chung, công nghiệp chế biến rau quả của ta còn nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất rau quả, sức cạnh tranh còn thấp, chủng loại sản phẩm chưa nhiều, giá thành cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường ngày càng cao cả ở trong nước và xuất khẩu. Mặt khác, do vốn đầu tư lớn lại phải cân đối giữa nguyên liệu và thị trường nên công tác đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong chế biến rau quả còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w