Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 28 - 31)

- Đồng Nai Đông Nam bé 4.707 Ven sông Tiền, sông Hậu2

2.1.4.1. Kim ngạch xuất khẩu

Liên tiếp trong 3 năm gần đây (1998-2000) xuất khẩu rau quả tăng trưởng luôn ở mức cao, bình quân 85%- dẫn đầu về mức tăng trưởng trong sè

15 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Nhưng đến năm 2002 xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt 200 triệu USD, giảm 39,4% so với 2001. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản chiếm khoảng 1,4- 2,8 % là hết sức nhỏ bé trong khi kim ngạch xuất khẩu lại không ổn định. Tính đến 8 tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam là 109 triệu USD, so với 8 tháng đầu năm 2002 giảm 27,8%. Năm 2003 theo như kế hoạch đặt ra, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả là 230 triệu USD, so với năm 2002 chỉ đưa ra mức tăng trưởng là 15%, với một con số rất khiêm tốn, theo thực tế đánh giá thì hiện nay xuất khẩu rau quả của Việt Nam mới chiếm tỷ trọng khoảng 3% đến 5% sản lượng hàng xuất khẩu hàng năm. Nếu xét về số lượng thị trường thì hàng rau quả có nhiều nhất trong số thị trường ( trên 50 thị trường), song kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước mới đạt trên 200 triệu USD.

Biểu đồ 2:

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

Nhận xét chung cho thấy mặc dù có sự gia tăng bình quân hàng năm về kim ngạch xuất khẩu tương đối cao, song kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, giá trị kim ngạch đạt được còn thấp và chưa ổn định. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm từ 3- 3,5% là hết sức khiêm tốn. Ngành rau quả đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Mấy

năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng với tốc độ cao. Tuy nhiên, lượng rau quả xuất khẩu hiện nay mới đạt khoảng 1% trong tổng sản lượng trên 4 triệu tấn hàng năm. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này mới chiếm khoảng từ 1,4 đến 2,8% kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản cả nước. Vậy đâu là rào cản hành trình "xuất ngoại" của rau quả Việt Nam? Theo đánh giá của Bộ thương mại, hiện nay tuy mặt hàng rau quả xuất khẩu tương đối phong phú nhưng chưa hình thành được mặt hàng chủ lực với khối lượng lớn. Việt Nam hiện chưa có quy hoạch tổng thể đồng bộ từ giống, chăm sóc, chế biến bảo quản sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, không chú trọng đầu tư cho chế biến. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra con số thất thoát sau thu hoạch của mặt hàng rau quả hiện nay là khoảng 20-25%. Theo Trung tâm thông tin Bộ thương mại, hiện nay cả nước có khoảng trên 60 đơn vị chế biến rau quả. Ngoài ra còn có một số lò thủ công của tư nhân chế biến dạng muối, sấy để xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thế nhưng, điều đáng nói là hầu hết thiết bị máy móc và công nghệ chế biến lạc hậu, cộng với một loạt chi phí đầu vào khá cao nên đẩy giá thành sản phẩm lên mức khó có thể cạnh tranh. Hiện nay chi phí đầu vào chiếm từ 30% đến 40% trong giá vốn sản phẩm đồ hộp. Chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản, chế biến xuất khẩu rau quả hiện khá cao, tương đương, thậm chí lớn hơn giá trị sản phẩm. Điều này làm tăng giá vốn sản phẩm xuất khẩu, khó cạnh tranh trên một thị trường.

Chưa hết, mặc dù được tiếng là xứ sở nhiệt đới rau quả quanh năm, thế nhưng rau quả Việt Nam thường theo thời vụ, những năm gần đây ở một số nơi đã sản xuất được rau quả trái vụ, nhưng thường không đảm bảo tiêu chuẩn chế biến hay nói cách khác là "thừa giả tạo". Chính vì vậy, có những thời điểm thu hoạch một số loại trái cây chín ré ở ngoài vườn, các nhà máy không chịu thu mua chế biến, háng, lại bán tháo, nhưng cũng có lúc các nhà máy lại trong cảnh đói nguyên liệu. Nghịch lý trên đang biểu hiện rõ nhất ở mặt hàng dứa cô đặc. Với giá thành dứa cô đặc ngày càng tăng cao ở một số

thị trường trên thế giới, một số địa phương và doanh nghiệp đã tập trung xây dựng nhà máy chế biến dứa cô đặc kết hợp với vùng nguyên liệu tại chỗ. Từ cuối năm 2001 đến nay, mặt hàng dứa cô đặc đang có xu hướng thay thế dần mặt hàng nước dứa, thị trường có nhu cầu lớn, giá xuất khẩu đã tăng từ 650 đến 700 USD/tấn, năm 2002 lên 1.000 đến 1.150 USD/tấn hiện nay. Thế nhưng khi nhà máy đi vào hoạt động thì lại không đủ dứa để chế biến do nông dân vốn quen với loại dứa Qeen, trong khi dứa chế biến lại là Cayen, đó là chưa kể hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp thường rơi vào cảnh "ông chẳng bà chuộc", chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Điều này khiến doanh nghiệp sản xuất lúng túng, bị động và cơ hội xuất khẩu bị bỏ qua.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w