- Rau quả tươi Rau quả chế biến
2.2.2.2. Môi trường pháp lý.
Những nhân tố thuộc về môi trường này là những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mở rộng hay kìm hãm sự phát triển cũng như khai thác các cơ hội kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoại thương.
Nước ta có môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác yên tâm buôn bán với ta. Với chính sách đối ngoại " Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước",
đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 120 nước thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở các mối quan hệ ngoại giao tạo tiền đề cho việc hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh giữa Việt Nam và các nước, mở ra cho các doanh nghiệp ngoại thương nước ta nhiều cơ hội kinh doanh đầy triển vọng. Đặc biệt sự kiện Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam mà cụ thể là 3/2/1994 Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam, tháng 7/1995, hai nước thiết lập ngoại giao và ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết đã mở đường cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần của mình tại Mỹ.
Hoạt động xuất khẩu chịu sự điều chỉnh pháp luật quốc gia và luật quốc tế. Hiện nay luật pháp nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, cụ thể luật thương mại vẫn còn gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó các chính sách, các quy định đối với hoạt động xuất khẩu liên tục thay đổi và thêm vào đó vẫn còn các thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian, như vậy có thể làm mất đi nhiều cơ hội xuất khẩu. Hiện nay trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản trong đó có rau quả, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ đã không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung những chính sách kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đã có nhiều Nghị quyết, chính sách được ban hành như: Nghị quyết TƯ lần thứ 5 ( khoá VII ) về phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết TƯ lần thứ 7 ( khoá VII ) về đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá; NQ 01-NQ/TƯ ngày 18/11/1996 của Bộ Chính trị về " Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996 -2000"; Nghị quyết TƯ lần thứ 4 (khoá VIII) ngày 29 tháng 12 năm 1997 về " tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác Quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000". Đặc biệt, từ năm 1993 trở lại đây, thực hiện chủ trương "tiếp tục đổi mới và
phát triển kinh tế xã hội nông thôn" và "chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Đảng, nhiều văn bản mang tính pháp qui đã được ban hành như Luật đất đai, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại ..Những chính sách này đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. Nhưng thủ tục vẫn còn rườm rà.
Bên cạnh đó hệ thống luật pháp quốc tế cũng tương đối phức tạp, đây cũng là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ khi nói đến thị trường Mỹ va Nhật, hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Hàng nhập khẩu phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật ở cấp bang và cấp liên bang. Một số qui định mới về tăng cường an ninh quốc gia cũng được áp dụng, như khai báo hải quan 24h trước khi xếp hàng. Mỹ luôn chủ trương tự do hoá thương mại, nhưng trên thực tế lại áp dụng rất nhiều biện pháp bảo hộ trá hình như: Luật chống phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các yêu cầu về lao động, về môi trường rất nghiêm ngặt.
Khi các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Nhật được áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu sau: phải có giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu. Những mặt hàng nhập khẩu theo hạn ngạch nếu đáp ứng được các điều kiện cần thiết sẽ được cấp giấy phép hạn ngạch có giá trị trong vòng 4 tháng. Ngoài ra, khi nhập khẩu, phải xin thêm giấy phép nhập khẩu tại một ngân hàng ngoại thương được chỉ định. Tiếp đến là có giấy chứng nhận chất lượng theo các tiêu chuẩn của hệ thống JAS ( Japan agricultural Standards- Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nông sản- thực phẩm) và chứng nhận về bảo vệ sinh thái do các phòng thí nghiệm của Nhật cấp. Còn phải tuân thủ Luật Bảo vệ cây trồng và Luật Vệ sinh thực phẩm.
Còn khi đề cập đến thị trường Trung Quốc, chúng ta đều biết Trung Quốc hiện nay tiêu thụ khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Nhờ " nói liền núi, sông liền sồng" nên các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu hàng theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên lợi thế này đang có nguy cơ mất đần. Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), họ đã có nhiều thay đổi về hạn ngạch, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Các thay đổi này làm cho việc xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc có phần chựng lại.Thêm vào đó mới đây Trung Quốc đã ký với Thái Lan hiệp định ưu đãi thuế quan dành riêng cho rau quả, có đến 180 mặt hàng, tức là gần hết rau quả của Thái Lan xuất vào Trung Quốc được hưởng thuế xuất ưu đãi 0%. " Điều này tới đây sẽ đặt cho doanh nghiệp Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt". Bấy nhiêu rào cản khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài gặp không Ýt khó khăn.