Sản phẩm (Product)

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 56 - 58)

- Chính thức 4775 87.58 4388 85.20 4166 83

a.Sản phẩm (Product)

* Chất lượng

Chất lượng rau quả của ta còn rất kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường của các nước phát triển. Nguyên nhân chính của tình trạng này là nhiều giống cây bị lai tạp, thoái hoá dẫn tới sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp. Một điểm yếu khác là năng suất rau quả của Việt Nam hiện còn thấp so với bình quân của khu vực thế giới. Chẳng hạn dứa chỉ đạt 13 tấn/ha trong khi Thái Lan là 24,5 tấn/ha; cà chua 15-20 tấn/ha, thế giới đã vượt 50 tấn/ha. Hơn nữa tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm của rau quả cũng kém, trong khi các thị trường tiêu thụ lớn nhất lượng rau quả của ta như: Mỹ, Nhật đề ra nhiều hình thức kiểm tra rất nghiêm ngặt. Mỗi lô hàng xuất khẩu phải kèm theo bản thuyết minh ghi rõ địa chỉ sản xuất, qui trình kỹ thuật sản xuất, phân bón, sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất, hàm lượng độc hại có trong sản phẩm cũng phải nằm trong tiêu chuẩn quốc tế cho phép. Thế nhưng ở nước ta hiện nay, nông dân trồng rau lấy lá, củ, quả như : bắp cải, su hào, dưa chuột...đều dùng phân bón hoá học....Do đó, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cho rau quả xuất khẩu. Mặt khác việc dùng quá nhiều phân đạm còn dẫn đến việc dư lượng nitơrat tích trong sản phẩm rau vượt quá mức quốc tế cho phép. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác chế biến rau quả, làm cho sản phẩm dễ bị hư háng, thời gian bảo quản rút ngắn đi nhiều. Như vậy là trong khi ngành sản xuất rau quả

không đủ nguồn hàng chất lượng cao dành cho xuất khẩu thì lượng hàng trong nước sản xuất vì không đủ chất lượng xuất khẩu nên không có thị trường tiêu thụ. Nghịch lý này đưa đến kết quả là xuất khẩu rau quả không tăng mạnh được mà người sản xuất cũng phải chịu thiệt thòi vì rau quả phải bán với giá thấp thậm chí phải đổ đi gây lãng phí, hiệu quả sản xuất thấp. Rau quả xuất khẩu của ta không bảo đảm chất lượng còn là do việc buông lỏng quản lý chất lượng, xem nhẹ quy trình kỹ thuật. Lấy ví dụ về nấm muối xuất khẩu của Công ty nấm Hamuspex

• Theo tiêu chuẩn của TCVN 5322-91 ( CODEXSTSN 38-1981) thì nấm muối nguyên thân phải đảm bảo lành, sạch, không bị hư hại, không bị côn trùng hại và có hương vị, màu sắc riêng của loài, hàm lượng muối phải không được dưới 15% và không được quá 18%, tạp chất khoáng vô cơ không quá 0,3% và tạp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật không quá 0,05%, tất cả đều tính theo khối lượng.

• Tháng 3 năm 1996, phía bạn hàng Nhật khiếu nại về 2 container nấm của Hamuspex, trị giá mỗi container là 10.000 USD, về chất lượng: tại nấm nở quá lớn, kích thước của nấm không đồng đều, màu sắc biến đổi, chuyển màu đen xỉn. Nguyên nhân được làm rõ là do nước muối nấm chưa đủ hàm lượng muối ( dưới 15%), chưa được đun sôi, và không phải là nước sạch( lượng tạp chất hữu cơ và vô cơ đều rất cao). Được biết công ty chế biến như vậy vì nếu sử dụng muối đủ hàm lượng, nước sạch và đun sôi thì chi phí sẽ cao, lợi nhuận kém đi.

Mét vấn đề nữa về chất lượng hàng của ta là giao chuyển sau thường chất lượng không được "như mẫu". Riêng vấn đề này đã ảnh hưởng tới thị trường của ta và làm cho khách chỉ nhập 1-2 lần rồi thôi, làm cho ta luôn phải tìm bạn hàng mới, chính vì vậy việc xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới là rất khó. Giữ chữ tín với khách hàng chưa trở thành thãi quen, chưa ăn vào nếp nghĩ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của ta.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức cạnh tranh của rau quả xuất khẩu Việt Nam, ảnh hưởng đến thị phần mà ta đã dành được.

* Chủng loại

Sản xuất rau quả của ta chưa thực sự gắn liền với giao thông nên chất lượng hàng hóa chưa được chú trọng, mẫu mã chủng loại còn nghèo nàn, chủng loại rau quả xuất khẩu không thay đổi, chưa có những sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới mang tính cạnh tranh. Trong suốt thời gian khá dài chúng ta hầu như bỏ rơi công tác nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông. Phần lớn chủng loại rau quả không được bồi dưỡng, chọn lọc, lai tạo đưa đến tình trạng giống cây ăn quả bị thoái hoá nghiêm trọng và năng suất giảm rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 56 - 58)