Môi trường văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 70 - 71)

- Rau quả tươi Rau quả chế biến

2.2.2.3.Môi trường văn hoá xã hộ

Môi trường văn hoá xã hội được coi là " mét tổ hợp phức tạp bao gồm nhiều yếu tố, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, luân lý và tất cả những thãi quen khác mà con người đã thu thập được" Vùng ảnh hưởng đến nền văn hoá có thể trải qua nhiều nước hoặc nhiều vùng. Đây là điều mà các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần phải chú ý. Chẳng hạn những người Ên Độ không bao giê ăn thịt bò, những người theo đạo Hồi không được ăn mặc hở hang. Các doanh nghiệp cần phải biết những nét đặc trưng của từng dân téc để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp. Bên cạnh đó dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập của khách là các yếu tố quyết định đến chất lượng và cơ cấu hàng xuất khẩu. Vì vậy, khi nghiên cứu thị trường trước hết cần phải nghiên cứu các tham số của môi trường này bao gồm: dân số, xu hướng biến động của dân số, thu nhập, chủng téc, tôn giáo...v..v Điển hình là thị trường Nhật Bản, rau quả Việt Nam hiện nay xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu cần tìm hiểu về thị hiếu, văn hoá của người Nhật, như vậy việc xuất khẩu sang thị trường này không gặp khó khăn. Thị trường Nhật được biết đến là một thị trường rất khó tính, người Nhật rất chú trọng đến vệ sinh và rất nhạy cảm với thức ăn. Họ thích ăn thức ăn tươi thường xuyên hơn

so với các dân téc khác và chú ý nhiều đến vấn đề khẩu vị. Khi chọn mua rau, quả tươi, người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý đến độ tươi, hình dáng, màu sắc, trong đó độ tươi đóng vai trò cốt yếu, dù rẻ nhưng nếu hàng hoá không tươi họ sẽ không mua. Như vậy nhân tố môi trường văn hoá xã hội cũng là một trong những nhân tố quyết định khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua (Trang 70 - 71)