0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 39 -43 )

- Đồng Nai Đông Nam bé 4.707 Ven sông Tiền, sông Hậu2

2.2.4.3. Nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu

Nhóm hàng rau quả xuất khẩu gồm có: Rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả hộp và rau quả sấy muối.

Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (2001-2002)

Mặt hàng ĐVT 2001 2002 Lợng Trị giá Lợng Trị giá Giá trị Giá trị Tỷ trọng(%) (%) Giá trị Giá trị Tỷ trọng(%) (%)

Rau quả tươi Tấn 800.321 1.091.110 14.94 912.516 1.053.103 8.68

Rau quả đóng

hộp Tấn 6.147.740 3.355.019 45.94 7.331.634 7.331.634 60.46 Hàng đông lạnh Tấn 627.872 796.781 10.91 2.208.356 2.208.356 18.21

Rau quả sấy muối Tấn 3.925.233 2.060.178 28.21 1.532.774 1.532.774 12.64

Tổng cộng 11.501.166 7.303.088 100.00 11.985.280 12.125.867 100.00

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng công ty rau quả Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ rau quả tươi năm 2002 so với năm 2001 giảm 6,26%, việc kinh doanh rau quả tươi có nhiều hạn chế một phần nguyên nhân là do chóng ta thiếu trang bị chuyên dùng, thiếu kỹ thuật trong công tác bảo quản chế biến vận chuyển rau quả tuơi, việc kinh doanh tỷ lệ rủi ro cao. Còn về công tác tiêu thụ rau quả đóng hộp năm 2002 so với năm 2001 tăng 14,52%. Tuy nhiên rau quả đóng hộp của ta còn nhiều hạn chế đó là chất lượng và mẫu mã của sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, giá nông sản đồ hộp của một số nước Châu Á Thái Bình Dương như Indônêxia, Thái Lan... trên thị trường thấp hơn của ta nên hàng của ta không cạnh tranh nổi vì vậy tiêu thụ chậm.

Đối với rau quả sấy, năm 2002 so với năm 2001 giảm 15,57% một phần nguyên nhân là do chủng loại sản phẩm của ta chưa đa dạng, chất lượng chế biến chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Dưới đây là tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua.

Mặt hàng chuối : Xuất khẩu chuối mới bắt đầu phát triển từ năm 1968,

Trước đây chuối thường được xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu.

Tổng công ty rau quả Việt nam với các công ty thành viên thực hiện phần lớn khối lượng rau quả xuất khẩu trong đó có chuối. Các công ty tổ chức thu mua chuối trên cơ sở hợp đồng, xử lý, chế biến và đóng gói để xuất khẩu. Những năm gần đây TCT Rau quả Viêt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nga mặt hàng chuối tươi bình quân ba năm 1998, 1999, 2000 khoảng 7-8 ngàn USD.

Những năm gần đây, chuối xanh được thu gom và xuất sang thị trường tiểu ngạch vùng biên Trung Quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ mỗi ngày có từ 100-150 xe ô tô chuối được xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Lạng Sơn. Tính ra có khoảng 150-180 tấn chuối được xuất sang Trung Quốc trong một ngày. Hàng năm nước ta xuất sang Trung Quốc khoảng 15- 20 ngàn tấn chuối. Gần đây hoạt động xuất khẩu chuối đang dần dần ổn định, mang tính tổ chức với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước.

Hiện nay, có nhiều khách hàng quan tâm và muốn nhập khẩu chuối của Việt Nam, đặc biệt là chuối Tiêu miền Bắc, do chuối chín trong mùa đông lạnh nên hương vị rất thơm ngon.

Nhìn chung, chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng phổ biến ở nước ta, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và thị trường Nga, Đông Âu.Tuy nhiên, tình hình sản xuất-xuất khẩu chuối những năm gần đây không ổn định do chưa được đầu tư thích đáng từ khâu đầu đến khâu cuối. Nếu có chính sách thoả đáng chúng ta có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng này.

Mặt hàng dứa: Dứa là một trong những cây trồng có hiệu quả kinh tế

cao và ổn định trên đất đồi. Trước đây, dứa được xuất khẩu chủ yếu cho thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện nay thị trường xuất khẩu dứa bị thu hẹp một mặt do mất thị trường truyền thống, mặt khác do giá thành sản

phẩm dứa còn cao, xuất khẩu không cạnh tranh nổi với thị trường thế giới, đặc biệt là Thái Lan. Dứa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả. Dứa cũng được xuất khẩu dưới dạng tươi và chế biến, nhưng dứa tươi xuất khẩu còn Ýt, chủ yếu là xuất khẩu dứa hộp và dứa đông lạnh..

Dứa hộp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành rau quả Việt Nam. Ngoài những thị trường truyền thống như Liên Bang Nga, Đông Âu, dứa đã xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông... và đặc biệt là thị trường Mỹ.

Bảng 2.9. Mét số chỉ tiêu chủ yếu của sản phẩm Dứa

phục vụ xuất khẩu

Năm Diện tích (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Giá trị KNXK (Tr.USD)

1998 1.109 11.660 63,4

1999 846 11.162 3,7

2000 481 4.705 4

2001 485 4.84 4,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty rau quả

Nhóm quả đặc sản: Nhóm quả đặc sản có ưu thế trong xuất khẩu như vải, nhãn, xoài, thanh long, bơ, măng cụt ...nhưng hiện nay xuất chưa nhiều. Bình quân mỗi năm chúng ta xuất khẩu được được hàng trăm tấn vải hộp, chôm chôm hộp. Các loại quả tươi, đặc sản xuất khẩu có giá trị khá cao.

Theo tài liệu của cửa khẩu Lạng Sơn, hàng năm, xoài Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bình quân khoảnh 8.000 tấn. Hiện nay Tổng công ty rau quả Việt Nam đã liên doanh với một công ty Hồng Kông sản xuất Pure xoài và các quả khác ở tỉnh Đồng Nai.

Trong nhóm quả đặc sản, vải thiều xuất khẩu có số lượng tăng nhanh trong mấy năm qua. Theo số liệu của Bộ Thương mại, vải thiều xuất khẩu 3 năm 1998, 1999, 2000 lần lượt là 187 tấn, 119 tấn và 462 tấn. Vải thiều chủ yếu được xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc dưới dạng quả sấy

khô. Ngoài thị trường Trung Quốc, nhìn chung khách hàng có nhu cầu mua vải tươi với khối lượng lớn nhưng ta chưa đủ điều kiện về công nghệ sau thu hoạch để xuất tươi. Do vậy khối lượng vải xuất tươi mấy năm gần đây không nhiều.

Mặt hàng rau: Trong các loại rau xuất khẩu, dưa chuột là loại rau xuất

khẩu chủ lực với hai mặt hàng đóng hộp là dưa chuột muối chua nguyên quả và dưa chuột chẻ tư. Dưa chuột được xuất sang thị trường Châu Âu. Năm 1997 ta xuất khẩu được 1.117 tấn dưa chuột, năm 1998 xuất được 2.184 tấn, năm 1999 là 2.309 tấn, năm 2000 là 2.500 tấn. Kim ngạch xuất khẩu dưa chuột giai đoạn 1996 -2000 đạt bình quân một năm là 1.690 RCN - USD. Tuy nhiên, xuất khẩu dưa chuột vẫn còn hạn chế do chưa làm tốt khâu lai tạo, tuyển chọn giống dưa chuột có năng suất và chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Vấn đề bao bì cũng cần được đầu tư cho dây truyền sản xuất lọ thuỷ tinh nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến dưa chuột với khối lượng lớn.

Bảng 2.10. Sản lượng Dưa chuột xuất khẩu sang thị trường Châu Âu

Đơn vị : Tấn

Năm 1997 1998 1999 2000 2001

Sản lượng 1.11 72.18 42.30 92.500 105.000

Nguồn : Bé thương mại 2.2. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU RAU QUẢ Ở VIỆT NAM.

Như đã đề cập ở phần tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam chịu ảnh hưỏng bởi rất nhiều các yếu tố, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định nhất đến hoạt động xuất khẩu. Nhóm nhân tố bao gồm hai loại: Nhân tố bên trong, và nhân tố bên ngoài. Đó là những nhân tố ảnh hưởng tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 39 -43 )

×