- Rau quả tươi Rau quả chế biến
2.2.2.5. Môi trường kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Á nổ ra và kéo theo khủng hoảng kinh tế của hàng loạt các quốc gia trong khu vực này. Việt Nam là một trong những quốc gia cũng chịu ảnh hưởng của nó. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua tốc độ tăng trưởng kinh tế . Tốc độ tăng GDP thời kỳ 1991-2002 đạt 7,6%, trong đó thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%, thời kỳ 1996- 2000 tốc độ tăng trưởng bị sút giảm 4,95 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực, nhưng đến năm 2002 đạt 7,04%. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam đang đứng thứ 7 (trên 3 nước Campuchia, Lào, Myanmar). Trong 10 năm nữa theo mục tiêu đưa ra trong Dự thảo văn kiện đại hội Đảng, GDP của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi hiện nay, nhưng dân số trung bình cũng tăng khoảng 14%, thì GDP bình quân đầu người đến 2010 ( tính bằng USD theo sức mua tương đương năm 2000), chỉ tăng 75% so với năm 2000, tức là đạt khoảng 3.300USD, vẫn thấp hơn mức trung bình năm 1999 của các nước ASEAN. Đó là chưa nói các nước trong đến các nước của khu vực trong thời gian tương ứng cũng tăng trưởng.
Biểu 4: Tốc độ tăng GDP một số nước châu Á
Hàn Quốc Singapore Malaysia Thái Lan Đài Loan Hồng Kông
Bảng 2.15: Tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp và nhập siêu qua các năm
Năm Tăng trưởng GDP(%) Lạm phát (%) Tỷ lệ thất nghiệp (%) Nhập siêu (triệu USD) Tỷ lệ nhập siêu(%) 6,1 3,8 3,3 1,6 3,8 3,8
1995 9,54 12,7 - 2.706,5 49,71996 9,34 4,5 5,88 3.887,7 53,6 1996 9,34 4,5 5,88 3.887,7 53,6 1997 8,15 3,6 6,01 2.407,3 26,2 1998 5,76 9,2 6,85 2.139,3 22,9 1999 4,77 0,1 7,04 200,7 1,7 2000 6,79 -0,6 6,44 1.153,8 8,0 2001 6,84 0,8 6,13 1.135,0 7,5 2002 7,04 4,0 5,85 2.770,0 16,8
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Bảng 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát của các
cường quốc công nghiệp
Đơn vị: % Tên nước GDP Lạm phát 2002 D.đ 2003 2002 D.đ 2003 Mỹ 2,4 2,6 1,6 2,1 Pháp 1,0 1,8 1,9 1,4 Anh 1,6 2,5 1,9 2,4 Italia 0,4 1,5 2,5 2,0 Khu vực euro 0,7 1,5 2,2 1,7 Australia 3,6 3,3 2,9 2,6 Hà Lan 3,0 1,4 3,7 2,5 Đan Mạch 1,6 2,0 2,4 2,1 Thuỵ Điển 1,7 2,3 2,3 2,0
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Về xuất khẩu bình quân đầu người năm 1999 của Việt Nam là 151 USD, đứng thứ 7 trong 10 nước ASEAN ( đứng trên Lào 74 USD, Campuchia 61,7 USD, Myanmar 22 USD, sau Singapore 28.672 USD, Bruney 7883 USD, và thấp xa so với mức trung bình 693 USD của các nước ASEAN. Theo mục tiêu 10 năm nữa, xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người của nước ta cũng mới đạt khoảng 530 USD, vẫn còn thấp xa mức trung bình ASEAN hiện nay.
Có thể nói môi trường bên ngoài luôn thay đổi theo từng ngày giê phót thậm chí theo giây nên nó có thể tác động mạnh mẽ trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta. Nó có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp. Nó gắn bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên một môi trường kinh doanh của doanh nghiệp : Môi trường kinh doanh có tồn tại một cách khách quan gây khó khăn lẫn thuận lợi tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp cần chú trọng tới nhiều nhất là : môi trường kinh tế, môi trường quốc tế và hệ thống pháp luật. Chỉ cần có 1 sự biến động nhỏ thuộc 3 môi trường trên. Ví dụ như là biến động về tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong những hợp đồng xuất nhập khẩu. Do vậy doanh nghiệp cần kịp thời, chính xác để điều chỉnh vạch ra những đường lối hợp lý nhất.