- Đồng Nai Đông Nam bé 4.707 Ven sông Tiền, sông Hậu2
d. Quản lý tài chính
Vốn đã Ýt nhưng việc sử dụng những đồng vốn Ýt ỏi này cũng còn nhiều bất cập. Chưa đặt ra vấn đề lập kế hoạch vốn một cách khoa học, công tác nghiên cứu tìm ra dự án đầu tư tối ưu, đánh giá, tính toán chi phí cụ thể, đề ra những biện pháp quản lý chi tiêu bảo đảm đồng vốn bỏ ra được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả kinh tế. Có thể nói công tác quản lý vốn của ta còn rất nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng thu hót vốn đầu tư nước ngoài của ngành rau quả còn rất hạn chế. Như vậy, điểm mấu chốt trong vấn đề vốn không phải là "có bao nhiêu" mà là sử dụng như thế nào, nói cách khác phải sử dụng vốn trong tay một cách có hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam rơi vào tình trạng sử dụng vốn bừa bãi, đầu tư dàn trải.
2.2.1.2. Lực lượng lao động
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp do lực lượng lao động tiến hành thực hiện. Nó là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất do lực lượng này sáng tạo và thực hiện chúng. Một doanh nghiệp có lực lượng lao động đông đảo, làm việc có kỷ luật, chấp hành đúng nội quy về thời gian, về quy trình kỹ thuật, sản xuất sản phẩm, quy trình bảo dưỡng máy móc thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
Bảng 2.12: Tình hình lao động của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%)
Tổng sè lao động 5452 100 5150 100 5013 100