Các bước triển khai áp dụng BSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong triển khai thực thi chiến lược tại VNPT bình thuận (Trang 31 - 32)

VI. Kết cấu luận văn

1.5 Các bước triển khai áp dụng BSC

Nếu như Robert Kaplan và David Norton là cha đẻ của mơ hình BSC thì Paul R. Niven là người có cơng đưa BSC vào thực tế áp dụng tại các doanh nghiệp, với kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn về triển khai hệ thống BSC, Paul R Niven đã viết thành sách “Thẻ điểm cân bằng – áp dụng mơ hình quản trị cơng việc hiệu quả tồn diện để

thành công trong kinh doanh” được phát hành rộng rãi trên toàn thế giới. Theo quan

điểm của Paul R Niven, quá trình triển khai BSC trong doanh nghiệp nên theo các bước sau:

Bước 1: Phát triển các mục tiêu chiến lược (KPOs): Từ sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn của cơng ty, bước này tiến hành phát triển các mục tiêu chiến lược theo bốn viễn cảnh của BSC làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ chiến lược.

Bước 2: Xây dựng bản đồ chiến lược: từ mục tiêu chiến lược đã được xây dựng ở bước 1, ta tiến hành kết nối lại theo mơ hình BSC. Bản đồ chiến lược sau khi hoàn thành sẽ cho thấy rõ những gì mà tổ chức phải làm tốt trong cả bốn viễn cảnh nhằm thực thi chiến lược một cách thành công. Giúp chúng ta xác định được những con đường nhân quả đan xen qua bốn viễn cảnh có thể dẫn tới việc thực thi chiến lược của mình.

Bước 3: Tạo ra các thước đo hiệu suất (KPIs): thước đo là hết sức quan trọng,

nếu xác định sai, hoặc không xác định được sẽ làm ý đồ chiến lược bị hiểu sai và không thể định hướng cho những mục tiêu, hành động về sau. Bước này sẽ giúp xác định cụ thể thước đo cho từng loại mục tiêu chiến lược.

Bước 4: Xác lập mục tiêu, chỉ số đánh giá (Target): Đến bước này, chúng ta cần đưa ra các con số cho từng mục tiêu và thước đo đã xác định ở bước trước.

Bước 5: Xây dựng các chương trình hành động: để đạt được các mục tiêu đưa

ra chúng ta cần có những chương trình hành động gì? Bước này giúp chỉ ra các cơng việc cần ưu tiên cho hoạt động chung của công ty để đảm bảo chiến lược được khả thi đồng thời cũng chỉ rõ việc phân bổ nguồn lực của cơng ty nhằm thể hiện tính ưu tiên cho từng hành động hướng đến các mục tiêu chiến lược của công ty.

Bước 6: Phân tầng BSC xuống các cấp bên dưới: sau khi có được bản BSC cho cơng ty, chúng ta tiến hành phân cấp BSC cho các cấp độ quản lý thấp hơn. Bước này giúp cụ thể hóa hơn nữa theo từng cấp quản trị trong cơng ty và cuối cùng sẽ trở thành BSC và KPI cho từng cán bộ, nhân viên trong công ty. Việc phân tầng này sẽ thực hiện theo từng viễn cảnh của BSC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong triển khai thực thi chiến lược tại VNPT bình thuận (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)