Cơ sở khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 53 - 72)

2.2.2.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước

Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động sâu sắc

tới Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Người thấu hiểu cuộc sống khổ cực của gia đình, quê hương, đất nước. Làm thế nào để mang lại độc lập cho dân tộc?, hình thái nhà nước nào mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân? Đây là câu hỏi lớn mà Người đã dành cả cuộc đời để giải đáp cho chúng ta ghi nhận ở ngày hôm nay.

Người đã tìm kiếm và khảo nghiệm từ trong lịch sử của dân tộc, tiếp thu, tích lũy tri thức, kinh nghiệm của cha ơng ta về mơ hình nhà nước, các kiểu phương thức quản lý nhà nước, trong đó có tư tưởng về kết hợp giữa đạo đức và pháp luật, được ghi chép lại trong các bộ sử lớn của nước ta như: Đại việt sử ký toàn thư, Lịch

triều hiến chương loại chí,…và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng đạo

đức và pháp luật cũng được phán ánh trong các bộ luật nổi tiếng như Bộ Hình thư (thời nhà Lý), Quốc triều hình luật (thời nhà Trần), Bộ luật Hồng đức (cịn gọi là Quốc triều hình luật - thời nhà Lê) và và Hồng Việt Luật lệ (gịn gọi là bộ luật Gia Long - thời nhà Nguyễn) – là những bộ luật tiêu biểu được ban hành thời kỳ này. Tuy nhiên, dưới thời kỳ nhà Lê Bộ luật Hồng đức (Quốc triều hình luật) được coi là tiêu biểu nhất. Bộ luật này được xây dựng trên cơ sở đạo đức Nho giáo là cơ bản, ngoài ra cũng thể hiện các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Việc ghi nhận đó xét đến cùng chính là nghệ thuật cai trị xã hội của Nhà nước, là điều kiện đảm bảo sự tồn tại của chính bản thân pháp luật, là chính sách thơng minh, dũng cảm của các nhà làm luật Triều Lê [162, tr.13].

Những yếu tố tích cực trong mơ hình Nhà nước thân dân thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc cùng với hình ảnh lý tưởng về nhà nước “vua Nghiêu, Thuấn - dân Nghiêu, Thuấn”, “nước lấy dân làm gốc” mang đậm dấu ấn của đạo đức Nho giáo. Bên cạnh đó, do những điều kiện khách quan về địa lý, khí hậu, đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp, đấu tranh liên miên,..., đạo đức chiếm ưu thế hơn trong việc điều chỉnh các các quan hệ xã hội. Vì vậy, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, ý thức cố kết cộng đồng là nền tảng cho sự hình thành và phát triển những nhân tố tích cực trong pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam.

Tuy nhiên, dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, chính quyền nhà nước thời Nguyễn bị thâu tóm quyền lực. Đất nước bị chia cắt thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực dân Pháp thành lập “Liên bang Đông Dương” (gồm Việt Nam, Lào, Cămpuchia), đứng đầu là Tồn quyền Đơng Dương - có quyền thay nước Pháp chịu trách nhiệm vệ mọi mặt ở Đông Dương. Quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp trong nhà nước đều do Tồn quyền Đơng Dương quyết định. Tiếp đó, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp trực tiếp ban hành Nghị định bãi bỏ chế độ “Tư cách

người bản xứ” ở Nam Kỳ, nghĩa là người Việt Nam và người Pháp đều do Tòa án

Pháp xét xử dựa trên bộ luật của nước Pháp. Ở Bắc kỳ, Tồn quyền Đơng Dương cho ban bố một loạt các bộ luật và các bộ luật này độc lập với quyền lực của Nam triều. Ở Trung Kỳ, thực dân Pháp duy trì bộ máy chính quyền Nam triều và Bộ luật Gia Long, từng bước ép triều đình Huế ra các văn bản thay đổi, sửa các điều luật, quy định về nhiều lĩnh vực theo ý của chúng…, đồng thời chúng cho ban bố một hệ thống pháp luật trên đất nước ta. Hệ thống pháp luật này đều nhằm cai trị, khai thác và bóc lột ở các nước thuộc địa. Pháp luật thời kỳ này còn là sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân đế quốc và phong kiến phản động để thực hiện mục tiêu mà chúng đặt ra. Vì vậy, hệ thống pháp luật dưới thời kỳ thuộc Pháp chỉ làm cho người dân xa luật, sợ luật.

Khi nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của lịch sử xây dựng nhà nước và thực tiễn dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Đơng Dương, Hồ Chí Minh đã khởi xướng cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa bằng cách vạch trần chiêu bài “khai hóa văn minh” cho đồng bào các dân tộc thuộc địa của thực dân Pháp ở Đơng Dương. Người nói:

“Ở Đơng Dương có hai thứ cơng lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp. Người An Nam thì khơng có hội đồng bồi thẩm, cũng khơng có luật sư người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người” [89, tr.445].

Từ những nhận định như vậy, Người vận dụng và kiểm nghiệm trong thực tiễn. Cũng từ trong hoạt động thực tiễn cách mạng của mình, tư tưởng lý luận về cách mạng, về chính quyền nhà nước của Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển hoàn thiện về tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong đó đạo đức

và pháp luật là những yếu tố được kết hợp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho dân, đáp ứng với yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.

Bối cảnh thế giới

Q trình bơn ba ở nước ngồi, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa ở các châu lục và xem xét các hoạt động của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân, cách tổ chức xã hội, quản lý nhà nước ở các nơi ấy. Đặc biệt là thực tế hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp; hoạt động và làm việc ở Liên Xô trong Cục phương Đông của Quốc tế Cộng sản; tổ chức huấn luyện cán bộ Cộng sản Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc), v.v.. tất cả đều tác động mạnh mẽ đến q trình nhận thức của Hồ Chí Minh về tìm kiếm con đường cứu nước và lựa chọn một mơ hình nhà nước phù hợp với điều kiện của nước ta sau khi giành được chính quyền cách mạng.

Trong thời kỳ ở Pháp, ở Anh, ở Mỹ, Hồ Chí Minh khơng chỉ tập trung tìm hiểu mơ hình nhà nước mà Người cịn nghiên cứu, cách thức thức quản lý cũng như sự kết hợp các yếu tố vào quản lý bộ máy của các nhà nước này. Người kết luận đằng sau những lời tun ngơn về “quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” chính là sự bất bình đằng, sự nghèo đói, sự tàn bạo, sự phân biệt chủng tộc…và chính quyền nhà nước thì lại nằm trong tay một số ít người. Do vậy, người dân vẫn cực khổ và vẫn “mưu làm cách mạng lần nữa”. Chỉ đến khi nghiên cứu về cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Hồ Chí Minh mới khẳng định đây là cuộc cách mạng triệt để, đã đem lại quyền lợi thực sự cho nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ quyền lực của mình thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp và pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người dân, người dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước ấy. Vì vậy, tư tưởng của Người về một kiểu nhà nước mới được hình thành. Năm 1919, trong Bản yêu sách Tám điểm, Người đã đề xuất ý tưởng về xây dựng một Nhà nước dân chủ gắn với việc thủ tiêu nhà nước thuộc địa, phong kiến, thực hiện các quyền tự do, dân chủ, các quyền của con người. Năm 1925-1927, Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường cách

mênh trên phương diện nhà nước Người đề xuất quan niệm về nhà nước số của

đông, thực hiện nền dân chủ triệt để - dân chủ cho đa số theo mơ hình nhà nước kiểu Nhà nước Xô viết. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của

Đảng, Người đã chỉ rõ nội dung chính trị của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam là thiết lập nhà nước độc lập, “dựng ra Chính phủ cơng nông binh” [91, tr.1]. Năm 1941, Người về nước, trực tiếp chủ trì Hội nghị Trung ương VIII (tháng 5/1941) đã đưa ra quan điểm về xây dựng nhà nước dân chủ thực sự của dân, do dân, vì dân. Do vậy, việc thiết kế, tổ chức nhà nước đều được quán triệt trên tinh thần đó, nghĩa là xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945 Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước toàn thể quốc dân, đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân - Nhà nước của dân, do dân, vì dân đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân theo tư tưởng của Người. Có thể nói, đây là một sự lựa chọn đúng đắn, một sự sáng tạo lớn về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước.

2.2.1.2. Những tiền đề tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước

Thứ nhất là, tư tưởng kết hợp đạo đức và pháp luật trong truyền thống của dân tộc Việt Nam

Trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, các triều đại phong kiến đã lựa chọn cho mình những phương thức quản lý nhà nước và xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi giai đoạn phát triển, trong đó, có tư tưởng kết hợp đạo đức và pháp luật. Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ mà các nhà vua đề ra đường lối, phương thức cai trị phù hợp hoặc dùng đạo đức, hoặc đề cao pháp luật, hoặc kết hợp cả hai để làm sao ổn định và phát triển đất nước.

Đặc biệt, tư tưởng kết hợp “đức trị” và “pháp trị” trong đường lối trị nước

an dân của thời kỳ nhà Lê (triều Lê Thánh Tông) được biểu hiện sâu sắc hơn. Vua

Lê Thánh Tơng đã cho khảo sốt, xem xét lại tất cả luật lệ của các triều đại trước và cho soạn thảo thành Quốc triều thống chế và sửa đổi Hình luật lễ nghi, vì ơng nhận thấy rằng nếu chỉ cứng nhắc theo tư tưởng Khổng – Mạnh, nếu chỉ dùng “đức trị”

mà không dùng “pháp trị”, chỉ đề cao nghĩa mà xem thường lợi thì khó ổn định được xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc đề cao sự tu dưỡng, giáo hóa đạo đức, vua Lê Thánh Tông rất xem trọng việc điều hành xã hội bằng pháp luật. Về mặt pháp luật, vua Lê đã cho xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng đức hay cịn gọi là Quốc triều hình luật. Về mặt đạo đức, ông viết những lời răn dạy đối với quần thần và nhân

dân. Chính từ đây, vua Lê có cơng lớn trong việc đặt nền tảng văn hóa cho cả đạo đức và pháp luật thời kỳ ơng trị vì. Ơng phát biểu:

“Nước mà khơng có thưởng phạt thì dẫu Đường Ngu cũng khơng thể trị được thiên hạ”, “từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, khơng có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” [135, tr.430].

Bộ luật Hồng đức được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ và được hồn thành ở thời Lê Thánh Tơng. Cho nên việc kết hợp tư tưởng đạo đức và pháp luật đã có từ trước, Lê Thánh Tơng chỉ là người tiếp tục phát triển và vận dụng thành công. Thể hiện sự kết hợp đó, Lê Thánh Tơng chủ trương “hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội lỗi khi nhân nghĩa, phạm ngục hình” [135, tr.454] và “pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các người đều phải theo” [135, tr.399] để nhắc nhở tất cả mọi người đều phải tuân theo pháp luật, kỉ cương phép nước. Có thể nói, ơng đã khéo “dùng pháp luật để bảo vệ thuần phong, mỹ tục và dùng thuần phong, mỹ tục để hướng dẫn con người biết hướng về cuộc sống có kỷ cương, kỷ luật chặt chẽ” [137, tr.259].

Trên nền tảng tư tưởng kết hợp đạo đức và pháp luật dưới triều Lê Thánh Tơng trị vì đã đem lại sự bình yên, thịnh trị cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau thời kỳ nhà Lê, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng của xã hội

phong kiến. Việc sử dụng đạo đức và pháp luật trong quản lý nhà nước bộc lộ

những mặt tiêu cực. Pháp luật khơng cịn nghiêm minh như trước. Đạo đức suy thoái, nhất là ở giới cầm quyền, nhưng lại nhân danh đạo đức để can thiệp vào pháp luật, để xử lý mọi việc tùy tiện,....vì vậy, pháp luật khơng cịn sức mạnh nữa, bởi người ta sử dụng nó theo kiểu nén bạc đâm toạc tờ giấy [70, tr.151].

Các trào lưu tư tưởng liên quan đến việc lập hiến, lập pháp và pháp luật, kết hợp với các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đầu thế kỷ XX ở nước ta.

Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789), cách mạng Tân hợi (1911) và chính sách duy tân tại Nhật Bản, trong giới trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX đã xuất hiện tư tưởng lập hiến tiến bộ. Có hai khuynh hướng tiêu biểu. Một là, khuynh hướng tư tưởng lập hiến của Phạm Quỳnh, Bùi

Quang Chiêu và Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên, giữa họ, người chủ trương xóa bỏ chế độ vua quan, người chủ trương xóa bổ chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, nhưng tựu trung vẫn đặt đất nước dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hai là, khuynh hướng của các nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh chủ trương phải giành độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó mới xây dựng hiến pháp của nhà nước độc lập. Khơng có tự do thì khơng thể có hiến pháp thực sự. Chính tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng và tư duy chính trị pháp lý của Hồ Chí Minh về việc hình thành tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân sau này.

Tư tưởng lập hiến của Phan Bội Châu được biểu hiện rõ ở thời điểm phong trào Cần vương bị thất bại. Nhật Bản là đất nước châu Á đầu tiên có Hiến pháp.

Bản Hiến pháp Minh Trị đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để Nhật Bản phát triển dân trí, dân chủ và dân quyền. Sự phát triển về chính trị - pháp lý của Nhật Bản đã tác động vào tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, ông khẳng định tư tưởng học hỏi, cầu thị rất trến bộ:

“Tôi thiết tưởng nước ta từ xưa vẫn chưa có Hiến pháp. Nay lập bản Hiến pháp khơng những là một sự hay, lại cịn là một điều cần. Thế nào cũng phải có Hiến pháp, lẽ ấy tất nhiên”, “châm chước theo hiến pháp của các nước quân chủ như nước Anh, Nhật theo hiến pháp của các nước Mỹ, nước Đức, nước Nga... lại phải tùy theo trình độ dân ta mà lựa chọn lấy những điều thích hợp thì mới có thể gọi là hồn thiện được” [15, tr.244].

Điều này thể hiện tư tưởng tiến bộ của Phan Bội Châu và ơng muốn Việt Nam có bản Hiến pháp như các nước phát triển song lại không muốn rập khuôn, khiên cưỡng mà muốn bản hiến pháp đó phải thể hiện sâu đậm bản chất của Việt Nam trên nền chính thể quân chủ. Trong cuộc họp thành lập Việt Nam Quang phục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)