Kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 99 - 105)

Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực chuyên môn, tuân thủ pháp luật trong bộ máy nhà nước ln được Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt. Người nhận thấy rõ tính hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ cơng chức. Bởi vì, Người cho rằng “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được” [93, tr.68], đồng thời, Người đã ban hành một số sắc lệnh cụ thể quy định vị thế xã hội, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công chức nhà nước:

Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ. Vậy người cơng chức phải đem hết tất cả sức lực và tâm trí theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc. Đi đôi với nhiệm vụ trên, công chức Việt Nam cần có một địa vị xứng đáng với tài năng của mình. Địa vị ấy được để cao trong quy chế này [85, 107].

3.2.3.1. Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước

Từ những luận điểm trên, có thể thấy Hồ Chí Minh ý thức rõ vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lý bộ máy nhà nước. Cụ thể, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người tiếp tục khẳng định:

Tầm quan trọng của cán bộ trong bộ máy nhà nước: “Cán bộ là cái gốc của

mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [93, tr.309]. Người nhấn mạnh yếu tố cán bộ là lực lượng nòng cốt trong việc truyền bá tư tưởng, chính sách của Đảng và Chính phủ đến với nhân dân; là người phải có đức có tài, hiểu biết và tơn trọng luật pháp của nhà nước, là tấm gương chấp hành cho nhân dân noi theo. Điều đó, được thể hiện trong từng nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Cán bộ, công chức phải “phụ trách trước Đảng và Chính phủ, đồng thời họ phải phụ trách trước nhân dân. Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách

trước Đảng và Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ vì dân mà làm các việc và cũng phụ trách trước nhân dân” [93, tr.334]. Phụ trách trước Đảng và Chính phủ là đưa chính sách của Đảng và Chính phủ vào thực thi trong nhân dân, đồng thời phản hồi ý kiến của nhân dân lên Đảng và Chính phủ để đặt chính sách cho đúng với nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, phụ trách trước nhân dân, ngoài việc phản hồi ý kiến của nhân dân cịn phải phát hiện “trong chính sách, những chỉ thị, những khẩu hiệu của cấp trên, có gì khuyết điểm, cán bộ phải có tinh thần phụ trách trước nhân dân mà đề nghị những chỗ nên sửa đổi” là “việc gì cũng phải bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân. Thế là phụ trách trước nhân dân”, không được “việc gì cũng dùng cách quan liêu, cũng chỉ ra mệnh lệnh, thế là không phụ trách trước nhân dân. Thế là đem hai chữ “mệnh lệnh” làm thành một bức tường để tách rời Đảng và Chính phủ với nhân dân, tách rời lợi ích của nhân dân với chính sách của Đảng và Chính phủ” [93, tr.334].

Vì vậy, để cán bộ làm tốt nhiệm vụ “chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: Dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì ích lợi của họ mà phải làm” [93, tr.286].

3.2.3.2. Những tiêu chí xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là phải có phẩm chất đạo đức cách mạng

Chính từ phương diện này, Hồ Chí Minh đã xác lập và xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức, đồng thời chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước.

Hồ Chí Minh yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước phải đủ đức, đủ tài. Người cán bộ phải nắm vững và làm theo đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh; liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Ln ln chú ý đến lợi ích của dân chúng; phụ trách giải quyết các vấn đề,

trong những hồn cảnh khó khăn, ln có ý thức tu dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, làm việc với tinh thần đầy trách nhiệm, sáng tạo; luôn giữ

vững kỷ luật của Đảng, của Chính phủ và đồn thể; luôn đi sâu xét kỹ mọi việc, thường xuyên tự phê bình và phê bình để nhận thấy khuyết điểm, không sợ khuyết điểm mà ra sức sửa chữa; có gan lựa chọn, cất nhắc cán bộ dưới quyền theo năng lực trình độ [93, tr.321].

Có thể nhận thấy, những tiêu chí này được tổng hợp từ nhiều bài nói bài viết của Hồ Chí Minh về cán bộ, đặc biệt là trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Người đã nêu lên 12 Điều tư cách của một Đảng chân chính cách mạng để răn cán bộ, chiến sĩ thực hiện và căn dặn: “Phải làm cho dân yêu, dân phục, dân tin”; phải coi đó là cội nguồn của thắng lợi: “Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[93, tr.502]. Đối với cán bộ cấp chỉ huy trong quân đội, Người yêu cầu: “Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song nếu khơng có đạo đức cách mạng thì khó thành cơng. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm” [93, tr.259].

Tuy nhiên, trong bộ máy nhà nước gọn nhẹ, có hiệu lực, phù hợp với từng giai đoạn để phục vụ lợi ích của Tổ quốc, thì người cán bộ phải có năng lực trình

độ, có phẩm chất đạo đức, trong đó đạo đức là cái gốc, nó quyết định ý thức tuân thủ pháp luật của người cán bộ. Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ thống nhất giữa

pháp luật và đạo đức, đạo đức, pháp luật và chun mơn nghiệp vụ. Vì Người cho rằng, khi xây dựng và thi hành pháp luật phải tạo được cơ sở đạo đức của các đạo luật mà xử lý cho công tâm, nghiêm minh theo tinh thần phụng công thủ pháp.

Đồng thời, với việc thống nhất các tiêu chí xây dựng đội ngũ cán bộ, trong lựa chọn, xử lý cán bộ phải có phương thức rõ ràng. Từ đó, Hồ Chí Minh phân cán bộ thành hai loại:

“Hạng thứ nhất là những cán bộ nắm vững chính sách, phương châm của Chính phủ và Đồn thể, học tập kỹ càng và cố gắng làm cho đúng chính sách đó. Vì vậy họ thành cơng. Thành cơng vì cán bộ quân dân chính đã đồn kết nhất trí, phân cơng rạch rịi, hợp tác chặt chẽ, đi đúng đường lối nhân dân, học hỏi nhân dân, bàn bạc mọi việc với nhân dân và cùng nhân dân quyết định.

Trái lại có hạng cán bộ khơng chịu khó học tập chính sách, phương châm của Chính phủ, của Đồn thể, có khi tự tiện thay đổi châm chước chính sách và phương châm ấy. Vì qn, dân, chính khơng đồn kết chặt chẽ, vì thiếu phối hợp cơng tác, vì khơng đi đúng đường lối nhân dân, không cùng nhân dân bàn bạc, quan liêu, mệnh lệnh đối với nhân dân, hoặc theo đuôi nhân dân. Hạng cán bộ này thất bại” [95, tr.344].

Chính từ sự phân loại cán bộ này, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định trong việc lựa chọn cán bộ cần phải xuất phát từ hai cách: “từ trên xuống... từ dưới lên” [93, tr.318]. Đồng thời, trong sử dụng cán bộ, Người cũng chỉ ra những căn bệnh như: “1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngồi. 2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. 3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình khơng hợp với mình” [93, tr.318]. Những căn bệnh này cần phải có phương pháp lựa chọn cán bộ:

“Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó, mà họ biết rõ ràng. Vì vậy, để cho dân chúng phê bình cán bộ, dựa theo ý kiến họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định không xảy ra việc thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng. Đồng thời, do sự dùi mài của dân chúng, cán bộ và dân chúng đều tiến bộ, lại do đó, cán bộ và dân chúng đoàn kết chặt chẽ thêm” [93, tr.336].

Tuy nhiên, Người cũng nhắc nhở và cần phải lưu ý rằng: “Cố nhiên, dân chúng không nhất luật như nhau. Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu” [93, tr.336], nên không được theo đuôi quần chúng, vô nguyên tắc, nên cũng cần thực hiện sự so sánh theo cách quần chúng... Nghĩa là đem các ý kiến khác nhau để so sánh kỹ, phân tích kỹ các nội dung của các tầng lớp xã hội có cái ý kiến đó. Tìm ra mối mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau đó. Xem rõ cái nào đúng, cái nào sai [93, tr.337]. Do đó, trong cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ

chính quyền trước hết phải nắm vững pháp luật. Nếu không nắm vững pháp luật, người đó sẽ rơi vào hoặc là tội lỗi mù quáng, hoặc là quan liêu. Nắm vững pháp luật và vận dụng nhuần nhuyễn pháp luật để giải quyết đúng công việc hàng ngày là địi hỏi khơng thể thiếu của người cán bộ chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế

không thể tránh khỏi sự tồn tại của một số cán bộ thối hóa, biến chất, dễ mắc sai lầm, quan liêu, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ công chức nhà nước phải gần dân, trọng dân, không được lên mặt quan cách mạng với dân, phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của dân, có như thế mới làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt.

3.2.3.3. Tuyển chọn, huấn luyện, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật thì ngồi các tiêu chí chung ra, Hồ Chí Minh còn yêu cầu xây dựng quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và sử dụng công chức phải đúng với chuyên môn được đào tạo và theo tài năng của họ.

Xây dựng quy chế thi tuyển để làm cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức. Các mơn thi (về chính trị; về kinh tế; về pháp luật; về địa lý; về lịch sử; về ngoại ngữ) nhằm mục đích khẳng định cho đội ngũ cán bộ có tri thức nền tảng, ổn định, để từ đó có điều kiện thực hiện sâu vào chun mơn được đào tạo. Người nói, trí tuệ và tính chun mơn trong tổ chức bộ máy nhà nước thông qua chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức. Do đó, trong Đại hội lần thứ I của Đảng Dân chủ Việt Nam (20/10/1946), Người nói “có đủ chất xám trong bộ máy chính quyền thì mới tăng được sức bật, sức bền của khối xi măng cốt sắt đại đoàn kết toàn dân bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” [50, tr.102]. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Hồ Chí Minh cịn u cầu cao hơn, phải hiểu tâm lý nhân viên và phải để “cho nhân viên dám nói lên quan điểm của mình” để từ đó nắm bắt được sự việc, hiểu được nguyện vọng và tồn bộ cơng việc họ làm “chứ khơng phải xem mặt mà bắt hình dong”, rồi suy đốn cơng việc theo quan điểm chủ quan của mình. Cho nên, Người căn dặn khi xem xét người phải có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử

cụ thể và quan điểm phát triển chứ khơng phải xem mặt ngồi mà thấu được bản chất của họ. Có như vậy, mới biết dùng đúng người, đúng việc và như thế mới tạo điều kiện và phát huy năng lực, tài năng của họ trong thực tế.

Vì vậy, để có đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu xây dựng nhà nước trong tình hình mới, Hồ Chí Minh ln đặc biệt quan tâm, luôn đau đáu một việc là làm sao mang “tài của dân, sức của dân” để phục vụ cho nhân dân!.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)