Đạo đức là gốc, là cơ sở của pháp luật, đồng thời pháp luật phải phù hợp với đạo đức, với lợi ích của con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 109 - 111)

hợp với đạo đức, với lợi ích của con người

Trong quan niệm về đạo đức và pháp luật, xét về cội nguồn thì đạo đức có trước và là gốc của lệ, luật, mà xét về công dụng trong đời sống xã hội thì đạo đức gây “men sống”, còn pháp luật là chuẩn, xác định mức độ, phạm vi, phương pháp tác động để chỉ đạo hành động của con người.

Đạo đức ở đây được hiểu là đạo đức truyền thống, đạo đức xã hội chủ nghĩa, chứ không phải đạo đức như trong xã hội cũ – xã hội phong kiến. Trong xã hội cũ, đạo đức và pháp luật là những hiện tượng đối kháng, vì nó đại diện cho giai cấp thống trị thực hiện áp bức và bóc lột người dân, cịn đạo đức trong xã hội mới là cơ sở của pháp luật, là chủ nghĩa yêu nước, là tinh thần tương thân tương ái, quý trọng con người, yêu thương con người. Nghĩa là đạo đức và pháp luật trong xã hội mới mang tính bao trùm, cảm hóa và chỉ đạo hành vi của con người, điều gì nên làm và khơng nên làm. Do đó, khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết và nếu có lợi cho dân thì dù khó khăn mấy cũng nên làm, có hại cho dân thì dù là điều nhỏ nhất cũng nên tránh.

Đạo đức làm nền, làm gốc của Hiến pháp, pháp luật và các luật ấy là “đạo đức cách mạng” của giải cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Ngay từ rất sớm, Hồ Chính Minh đã u cầu “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”, phải có pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Người làm pháp luật phải có đạo đức cách mạng. Đặc biệt trong tình hình nền pháp

luật của nước ta chưa hoàn chỉnh, người cán bộ làm cơng tác pháp luật đóng vai trị quan trọng và Hồ Chí Minh coi đây là một nhiệm vụ nặng nề của người làm pháp luật phải vượt qua để giải quyết tốt công tác pháp luật và phải tuyệt đối trung thành với “chính quyền dân chủ”, để trên cơ sở đạo lý đó xây dựng và ban hành pháp luật “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”. Hồ Chí Minh khẳng định, để làm trịn sứ mệnh của mình, Đảng phải tiêu biểu cho đạo đức và văn hóa; phải coi đạo đức cách mạng như phẩm chất đầu tiên, vì “người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [93, tr.292]. Vì thế, muốn có hệ thống pháp luật tốt thì phải có cán bộ tốt, cán bộ phải có lập trường vững vàng, tư tưởng phải sáng suốt, chí cơng vơ tư. Người quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp cũng chính là vì điều này. Do vậy, ở cương vị đứng đầu chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh trực tiếp chủ trì soạn thảo và ban hành hai bản Hiến pháp (1946, 1959) của dân tộc, đã ký và công bố nhiều Sắc lệnh, các đạo luật và các văn bản pháp luật để quản lý nhà nước phù hợp với từng giai đoạn và thời kỳ lịch sử cụ thể.

Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức là để hành động, hành động thì phải có chuẩn đích rõ ràng, phải có kỷ luật thúc đẩy. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh u cầu các nhà làm luật phải xuất phát từ quan điểm đảm bảo sự phù hợp của pháp luật đối với đạo

đức xã hội. Có như thế thì pháp luật mới khơng bao giờ lấn át được đạo đức và khi

đó đạo đức vẫn giữ được vai trị, vị trí là gốc, là cơ sở của pháp luật. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ln là tiêu chí tác động đến nội dung các quy phạm pháp luật, được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý. Ngược lại, trong từng vấn đề của đạo đức đều phải xem xét cả phương diện pháp lý. Vì thế, trước khi ban hành các đạo luật, Hồ Chí Minh đều yêu cầu lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân để họ xem xét nội dung và có những đóng góp phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Đạo đức gắn lới pháp luật. Hồ Chí Minh ln thể hiện nhất qn quan điểm này. Mặc dù đạo đức là gốc của pháp luật, nhưng không thể thay thế pháp luật, còn pháp luật mà tách rời đạo đức thì sẽ làm cho hành động bị chệch choạc, lung lay,

mất đi phương hướng thực hiện. Và khi đạo đức xuống cấp thì dù pháp luật có hay đến mấy cũng trở nên vô nghĩa. Con người không hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức thì cũng sẽ dễ dàng vi phạm pháp luật, cho nên “đạo đức và pháp luật như hai chân, thiếu một chân nào cũng sẽ không thể thực hiện được” [50, tr.488]. Vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ khi thi hành pháp luật phải có lý, có tình và nghiêm khắc phê phán thói quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền dọa nạt, ép buộc, mà trong mọi việc “phải kiên nhẫn giáo dục quần chúng một cách có lý có tình” [102, tr.29], như thế, “đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ” mới đến được với dân chúng. Từ đó, dân chúng mới nắm bắt và thi hành một cách hiệu quả.

Vì vậy, lấy đạo đức làm gốc, pháp lý làm chuẩn, xây dựng pháp luật phù hợp với đạo đức là nguyên tắc được Hồ Chí Minh sử dụng linh hoạt trong thực tiễn xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)