Mục tiêu của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 78 - 83)

Mục tiêu của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm đảm bảo quyền lực, quyền lợi trong nhà nước đều thuộc về nhân dân. Hay nói cách khác, kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước là phương thức để thực hiện các chu trình xây dựng bộ máy và quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. “Đạo nghĩa là chính sách của Chính phủ đối với dân chúng - chính

sách này phải hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng”[92, tr.258], “nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [97, tr.518], vì “nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức” [85, tr.187]. Trên cơ sở mục tiêu chung, có thể thấy các mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất là, sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật là nhằm bảo vệ quyền lợi

chính đáng của nhân dân. Tất cả mọi người dân làm chủ quyền lực của mình thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước và đều được bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ. Hồ Chí Minh ln lấy lợi ích của tập thể đặt lên trên lợi ích cá nhân; lấy sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân để định nghĩa đạo đức công dân; lấy pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích của đa số nhân dân trong xã hội để làm căn cứ phân định bản chất của pháp luật cũ và pháp luật mới – pháp luật xã hội chủ nghĩa: “Luật pháp cũ... chỉ có lợi cho thực dân, phong kiến...”, “Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người lao động” [85, tr.187].

Thư hai là, sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật phản ánh bản chất của nhà

dùng đạo đức để che giấu bản chất giai cấp của pháp luật trong quản lý nhà nước: “Nếu để pháp luật đứng một mình thì bộ mặt áp bức của nó lộ rõ quá”, kết hợp pháp luật với đạo đức là nghệ thuật của quyền lực chính trị: “luật pháp dựa vào đạo đức, mặt khác luật pháp bảo vệ đạo đức” [85, tr.187], đồng thời Hồ Chí Minh lấy dẫn chứng pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản đều dựa vào và bảo vệ đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, nhấn mạnh pháp luật và đạo đức đều là vũ khí của giai cấp thống trị, biểu hiện ra thành các thủ đoạn đàn áp và xoa dịu; lừa bịp và bóc lột. Chính vì vậy, Hiến pháp được thành lập phải hướng theo “những lý tưởng dân quyền”, nghĩa là bên trong, bảo đảm quyền con người và quyền công dân, bên ngồi khơng xâm phạm đến những dân tộc khác để lập nên một nền dân chủ. Hiến pháp năm 1946 là cơ sở pháp lý đầu tiên bảo đảm “lý tưởng dân quyền”, quản lý đất nước bằng pháp luật – nội dung cốt lõi trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Thứ ba là, trên cơ sở nghiên cứu đường lối trị nước bằng pháp luật (pháp trị)

và bằng đạo đức (đức trị, nhân trị) phương Đông và phương Tây, đối chiếu với thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: “Những người An Nam chúng ta hãy tự hồn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [90, tr.563]. Luận điểm này có thể xem như cơ sở lý luận và khoa học của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong suốt thời kỳ Hồ Chí Minh lãnh đạo, xây dựng nhà nước. Người là tấm gương mẫu mực, đồng thời cũng là sự phản chiếu của quá trình xác lập những công cụ quản lý nhà nước bằng việc kết hợp linh hoạt đạo đức và pháp luật. Coi đây là những công cụ không thể thiếu của một nhà nước Việt Nam mới. Điều này, thể hiện rõ trong Quốc lệnh ban hành ngày 26/01/1946, Hồ Chí Minh đã đưa ra 10 điều khen thưởng (đạo đức) và 10 điều hình phạt (pháp luật) và Người nhấn mạnh thưởng - phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thành công, sự nghiệp xây dựng nhà nước mới vững mạnh.

Thứ tư là, kết hợp đạo đức và pháp luật xét đến cùng chính là vì con người

và mối quan hệ giữa con người với con người và các mối quan hệ khác trong xã hội. Hồ Chí Minh viết “vơ luận việc gì, đều do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [93, tr.281]. Do vậy, trong cơng tác xây dựng chính quyền nhà nước

Người đặc biệt coi trọng vai trò của cán bộ và công tác cán bộ - Coi đây là công tác gốc của Đảng, Chính phủ. Vì, “bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành cơng….. Khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc…” [94, tr.356]. Cho nên trong quan điểm của Hồ Chí Minh, cán bộ là lực lượng nịng cốt truyền bá, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời Người lưu ý, cán bộ ngồi hiểu biết chun mơn nghiệp vụ cịn phải nắm chắc pháp luật, am hiểu pháp luật và vận dụng nhuần nhuyễn trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh làm sai gây hậu quả cho dân, cho nước.

3.1.2. Bản chất của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật

Bản chất của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật không phải kết hợp một cách chung chung, mà là sự kết hợp giữa đạo đức (cách mạng) với pháp lý của nhân dân. Người nói, trong bầu trời này khơng có gì q bằng nhân dân và cả cuộc

đời Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [103, tr.627]. Điều đó, khẳng định bản chất đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vì dân.

Trong thực tế, Người đã làm cuộc cách mạng sâu sắc về đạo đức. Người chỉ ra rằng:

“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng khơng bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dâ” [95, tr.220].

Đạo đức là vấn đề bao trùm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là đạo đức cách mạng – đạo đức mới. Đối với Người đạo đức được thể hiện một cách toàn diện từ đạo đức của Đảng, của nhà nước, của cán bộ, đảng viên cho đến đạo đức công dân. Hơn nữa “đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố...., đạo đức cách mạng góp phần

xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng lồi người” [99, tr.612]. Đạo đức là gốc của con người, cịn pháp luật chính là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, kế hoạch, pháp luật của nhà nước. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, kế hoạch, pháp luật của Nhà nước phải thấm nhuần đạo đức vì dân. Có như thế mới khẳng định được “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm chính, chí cơng vô tư” [103, tr.611] và trong thời kỳ kháng chiến “Đảng ta lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước. Ngày nay Đảng ta lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà” [100, tr.524], “mọi chính sách của Đảng và Chính phủ ta đều nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [102, tr.455]. Điều đó, chứng tỏ đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh ln là cội nguồn của pháp luật và pháp luật là hiện thân của đạo đức trong cuộc sống.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, đạo đức dấn thân. Người là một tấm gương, một kiểu mẫu về thực hành đạo đức cách mạng, về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”; “trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”, biết u thương con người, có tinh thần quốc tế trong sáng. Chính từ hệ thống quan điểm của Người về đạo đức, có thể kết luận tư tưởng của Hồ Chí Minh tham gia vào điều chỉnh tất cả mọi mối quan hệ xã hội, mọi góc độ tình cảm trong đời sống giữa cá nhân và nhà nước, cá nhân với cá nhân và cá nhân với chính bản thân mình. Những chuẩn mực đạo đức tác động đến đời sống tình cảm, danh dự, uy tín của con người để từ đó hình thành nhiều cách xử sự phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội và trong xây dựng, quản lý nhà nước. Nhờ có đạo đức, các hành vi trái với những quy định chung được hạn chế, trật tự xã hội được ổn định, quan hệ giữa người với người được đảm bảo bằng tình yêu thương đồng loại.

Trong khi đó, tư tưởng pháp luật của Hồ Chí Minh được đề cập ít hơn so với đạo đức, tuy nhiên, khơng phải vì thế mà Người khơng coi trọng pháp luật. Ngay từ năm 1919, khi đất nước cịn nằm trong vịng nơ lệ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã viết Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam để yêu cầu: “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu, v.v… Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” [89, tr.441]. Khi vừa giành được chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu thành lập Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Hiến pháp năm 1946 ra đời khẳng định đó là bản “Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này” [92, tr.491], là nền tảng pháp lý của nhân dân. Tính từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đã ký và ban hành 613 văn bản pháp luật các loại. Khối lượng văn bản luật đó ln thể hiện việc đề cao tính nhân đạo và nhân văn, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và hiệu lực thực tế của các điều luật. Vì thế mạnh của pháp luật là khả năng điều chỉnh rõ ràng, dứt khốt, theo ý chí của giai cấp cầm quyền đối với các quan hệ xã hội của đất nước. Thiết lập và duy trì một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. Hồ Chí Minh minh chứng, pháp luật phong kiến thiết lập và duy trì trật tự xã hội bằng cách đặt ra và bảo vệ các đặc quyền của chế độ phong kiến; pháp luật tư sản thiết lập tự do bình đẳng hình thức. Vì vậy, trong xây dựng nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Hồ Chí Minh khẳng định

bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp cơng nhân, bởi vì giai cấp đó đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, những tư tưởng tiến bộ nhất. Pháp luật của ta là ý

chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, chỉ có chế độ nhà nước mới của chúng ta mới thực sự phục vụ lợi ích của nhân dân, mà trước hết là nhân dân lao động, đồng thời đảm bảo mọi quyền lợi của nhân dân. Người gọi đó là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

Chính vì vậy, việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh sự tồn tại xã hội, mang bản chất xã hội, thể hiện tính nhân đạo nhân văn sâu sắc, được Người vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mỗi thời kỳ và từng giai đoạn lịch sử xây dựng nhà nước ở nước ta. Người coi trọng đạo đức, đồng

khả năng điều chỉnh của pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do đó, trong tư duy chính trị pháp lý của Người, ngồi việc tăng cường đưa pháp luật vào cuộc sống thì phải đi đơi với giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi người dân biết, hiểu và làm theo. Vì theo Hồ Chí Minh khơng phải ban hành một bản Hiến pháp thế là xong mà còn quan trọng hơn là phải thiết lập một thiết chế để đảm bảo thực thi các quy định của Hiến pháp và pháp luật trong thực tế. Điều đó, cho thấy việc đưa Hiến pháp và pháp luật đến với người dân, để mọi người dân biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình được luật pháp bảo vệ là điều rất quan trọng. Người thấy rõ trong vai trị quản lý nhà nước cần thiết phải có pháp luật, pháp luật chuẩn (đúng) tự bản thân nó thể hiện đạo đức. Nếu như pháp luật là những quy định hợp với lẽ phải, những cái thuộc về quan niệm lẽ sống luôn luôn hướng Thiện và tiêu trừ cái ác, thì mọi hành vi của con người đều phải được đánh giá từ phương diện đạo đức thông qua dư luận xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)