Đạo đức và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 37 - 43)

2.1.1.1. Đạo đức

Cho đến nay, đạo đức vẫn là một khái niệm có bề dày lịch sử, tùy theo cách tiếp cận, khái niệm đạo đức có thể được hiểu ở các góc độ khác nhau ở cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Đông, đạo đức là quy luật sống của con người theo luân lý, nhân nghĩa, là những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra và mỗi người phải tuân theo. Ở phương Tây, đạo đức được đúc kết thành những chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh hành vi của con người, tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

Đạo đức trong nghiên cứu của một số cuốn từ điển đã được phân tích và nhận định, tổng hợp, đánh giá thơng qua thái độ, hành vi của con người và đặc biệt là thông qua dư luận xã hội thừa nhận: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” [142, tr.280];

“Đạo đức – dạng ý thức xã hội bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn và nguyên tắc cư xử trong xã hội, trong gia đình. Dựa vào dư luận xã hội, vào chính kiến, truyền thông và tập quán, đạo đức thể hiện qua những hành vi, qua thái độ của con người đối với lao động, gia đình, tập thể và xã hội. Đạo đức mang tính giai cấp, do đó các giai cấp khác nhau có quan niệm khác nhau về đạo đức và không đạo đức, về điều thiện và điều ác”[143, tr.53]; Trong khi đó, đạo đức theo quan điểm của các nhà triết học Mácxít được nhìn nhận như một hiện tượng tinh thần của xã hội và xem nó trong mối quan hệ tồn

tồn tại xã hội và con người. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử “xét đến cùng mọi học thuyết đạo đức có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ”, “đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội” [60, tr.590].

Ở quan niệm khác lại khẳng định: “Đạo đức là toàn bộ các chuẩn mực hành vi trong xã hội, trong gia đình. Khác với các quy phạm pháp luật mà việc tuân thủ chúng do các cơ quan nhà nước duy trì và kiểm tra, đạo đức dựa trên cơ sở dư luận và tác động của xã hội, dựa trên những quan điểm, truyền thống và thói quen”[144, tr.115].

Theo giáo trình Đạo đức của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 2000 viết: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống sức mạnh của dư luận xã hội”[tr.8]. Điều đó, cho thấy trong thực tế cuộc sống, đạo đức chính là sản phẩm của con người thông qua hoạt động thực tiễn, mà con người là chủ thể hoạt động có ý thức nên tư tưởng và hành vi của con người ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Vì vậy, đạo đức được hiểu một cách chung nhất là những quy tắc, chuẩn

mực nhằm điều chỉnh hành vi của con người và là cơ sở để đánh giá cách xử sự của con người với con người và với xã hội.

Đạo đức quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế là Người chưa đưa ra một khái niệm nào về đạo đức, nhưng Người lại sử dụng nhiều phạm trù của tư tưởng đạo đức quen thuộc của dân tộc Việt Nam và đưa vào đó nội dung mới, đồng thời bổ sung phù hợp đạo đức của thời đại mới. Do đó, đạo đức mới theo quan niệm Hồ Chí Minh đã hịa nhập với giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi, yêu thương. Vì vậy, trong quan

Thứ nhất là, đạo đức mang bản chất mới và được gọi là đạo đức mới, đạo

đức cách mạng. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đạo đức đó khơng phải là đạo đức

thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”[93, tr.292]. Đạo

đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức nhân loại.

Thứ hai là, đạo đức trong quan niệm Hồ Chí Minh là những chuẩn mực căn

bản, bao hàm ý nghĩa mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người - người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha

mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào” [92, tr.170]. Trung với nước, hiếu với dân là tuyệt đối

trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, trung thành với con đường đi lên của dân tộc và đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, lấy dân làm gốc, phải “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”, phải biết lắng nghe, kính trọng nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính chí cơng

vơ tư. Nếu như phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng khơng bao

giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng, thì

ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Vì vậy, cần, kiệm, liêm, chính là những đức

tính, yêu cầu cụ thể khi giải quyết cơng việc và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như trời có bốn mùa, đất có bốn phương, người có bốn đức, nếu thiếu một thì sẽ không thành trời, đất, người. Do đó, trong bộ máy nhà nước Người cán bộ khơng giữ được cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần kiệm, liêm, chính cịn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, văn minh tiến bộ của một dân tộc, nền tảng đời sống mới, của thi đua yêu nước. Hồ Chí Minh khuyên mọi người lấy sự thẳng thắn, chân thành để đối xử, lấy

tích cực trong mỗi người để làm sao cho cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân, hạn chế bị đẩy lùi, giúp cho mỗi người đều tiến bộ và trưởng thành, đóng góp có hiệu quả và tốt nhất vào sự nghiệp chung. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết, Đảng phải có tình

đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải

luôn chú ý đến phẩm chất u thương con người. Nhưng tình u thương đó phải dựa trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung. Trong mối quan hệ quốc tế Hồ Chí Minh cũng nhận định giúp bạn là tự giúp mình, “bốn phương vô sản đều là anh em”[100, tr.670].

Thứ ba là, đạo đức trong quan niệm Hồ Chí Minh cịn là những nguyễn tắc

xây dựng đạo đức mới, mang tính định hướng xuyên suốt đối với sự hình thành nhân cách và điều chỉnh hành vi của mỗi người trong xã hội như: Nói phải đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây phải đi đôi với chống, tạo phong trào quần chúng rộng rãi và phải tu dưỡng rèn luyện suốt đời. Do vậy, đạo đức trong quan điểm của Hồ Chí Minh khơng phải tự nhiên có, mà do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mới phát triển và củng cố được, “cũng như ngọc càng mài càng sáng vàng càng luyện càng trong” [99, tr.612].

Như vậy, có thể thấy rằng đạo đức quan niệm Hồ Chí Minh là tập hợp những

chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc đạo đức mới nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội theo hướng loại trừ cái ác, cái tác hại hướng tới cái chân, thiện, mỹ và phát triển tồn diện con người. Nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Những quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận chính là những lý tưởng, luân lý đạo đức, những nguyên tắc, quy tắc, hành vi được các thành viên trong xã hội thừa nhận và coi đó là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội, hay chuẩn mực đạo đức đều là tiêu chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp dựa trên cơ sở đó, xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái [10].

Pháp luật gắn liền với nhà nước. Nhà nước là chủ thể quyền lực ban hành pháp luật. Pháp luật thể hiện là giá trị chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người và quy định trật tự xã hội.

Trong cách tiếp cận của tác giả Lê Minh Tâm đã khẳng định “pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự và các nguyên tắc, định hướng, mục đích của pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và phản ánh những nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”[125, tr.11]. Cách tiếp cận này, có thể thấy pháp luật là cơng cụ khơng thể thiếu trong việc điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Theo cách tiếp cận của giáo trình Lý luận chung về Nhà nước - Pháp luật, “pháp luật được hiểu là một hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành

và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”[25, tr.64].

Pháp luật trong quan niệm của Hồ Chí Minh ln được khẳng định ở vị trí

thượng tơn. Q trình bơn ba tìm đường cứu nước, Người đề xuất về cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được hưởng những bảo đảm về pháp luật như người châu Âu và ngay sau khi giành được độc lập Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Hiến pháp và ban hành pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, để trên cơ sở đó nhân dân có thể làm chủ quyền lực của mình thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước ra đời và quản lý xã hội bằng pháp luật, nghĩa là cán bộ, công chức nhà nước không thể tùy tiện can thiệp vào đời sống con người bằng mệnh lệnh hành chính nếu như khơng dựa vào pháp luật. Pháp luật là những quy phạm xã hội để bảo vệ, duy trì cuộc sống của con người một cách có trật tự, hịa bình.

Để đảm bảo cho cuộc sống hịa bình, pháp luật định ra quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong đời sống xã hội, giúp định hướng hành vi, bảo đảm trật tự,

Chí Minh quan niệm pháp luật là tập hợp những quan điểm về vai trò, bản chất, nội dung của pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật có hiệu quả và thực sự tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh pháp luật có tính bắt buộc chung và nhờ có cơ quan cơng quyền tiến hành tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống và xử lý vi phạm để quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật cũng có những điểm yếu, đó là tính chủ quan, sự khái qt hố q cao khó đi vào cuộc sống và tính dễ bị lạc hậu so với sự thay đổi của cuộc sống. Hệ thống pháp luật hiện đang trong quá trình tiếp tục được xây dựng và hồn thiện, nó cần và bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ các phương thức điều chỉnh khác để giữ vững ổn định xã hội, ngăn chặn những hành vi đi ngược với lợi ích chung của tồn xã hội.

Trong thực tế, pháp luật trước hết là những quy định do nhà nước ban hành, thông qua những thủ tục chặt chẽ, tồn tại chủ yếu ở những văn bản pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, có tính chất phổ biến, điển hình; thơng qua đó, tác động tới các quan hệ xã hội khác, định hướng cho các quan hệ đó phát triển theo những mục đích mà nhà nước đã xác định. Mọi sự thay đổi của pháp luật, suy cho cùng, đều xuất phát từ sự thay đổi các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội. Điều đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật.

Pháp luật mang tính chuẩn mực. Tính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái không được phép” và “cái bắt buộc thực hiện”, v.v… Vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn đó là vi phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật được thể hiện ra thành những quy tắc, yêu cầu cụ thể dưới dạng các quy phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở một điểm cơ bản là nó mang tính cưỡng bức của nhà nước. Các chuẩn mực xã hội, khi được nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật.

Và chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó cịn phù hợp với các quan hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)