Bối cảnh đất nước hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 116 - 118)

Bối cảnh lịch sử sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn độc lập (ngày 2/9/1945), nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được ra đời và khẳng định địa vị pháp lý của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng 8, hồn cảnh đất nước ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” – chính quyền nhà nước do Hồ Chí Minh đứng đầu cịn “non trẻ” nên mọi vấn đề về phương thức xây dựng, quản lý, điều hành đều phải “vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm” từ thực tiễn đặt ra nên gặp rất nhiều khó khăn. Trước bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng linh hoạt phương pháp cách mạng để củng cố và giữ vững chính quyền, thực hiện kết hợp đạo đức và pháp luật vào lãnh đạo, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, bãi bỏ những thứ thuế vô đạo lý cho nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đồng thời,

Người đã đề ra những nguyên tắc vững chắc và sách lược mềm dẻo để giữ vững độc lập, xây dựng nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực trong nhà nước thuộc về nhân dân.

Đất nước thống nhất (năm 1975) và bước vào thời kỳ mới với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra, từ việc khôi phục lại hậu quả của chiến tranh đến củng cố chính quyền, bảo vệ chế độ và xây dựng nền kinh tế, phát triển đất nước,v.v…Trước tình hình đó, địi hỏi Đảng và nhà nước phải đề ra chủ trương, đường lối đúng, phù hợp với yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ sau năm 1975 đến trước năm 1986, với đường lối phát triển niền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, không mang lại hiệu quả, dẫn tới sự khủng hoảng về quản lý nhà nước trong một thời gian dài. Chính từ thực tế này, Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình, điều kiện cụ thể của đất nước để

vượt qua sự trì trệ trong tư duy, kiên quyết tiến hành sự nghiệp đổi mới.

Thời kỳ đổi mới, đất nước như bước sang một lối rẽ mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng, đưa nước ta thoát khỏi sự khủng khoảng kinh tế, mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường thế giới. Đặc biệt là mở rộng quan hệ ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế để đưa nước ta sánh ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, mơi trường hịa bình, hợp tác, phát triển và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý…nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, thể hiện rõ nhất, tập trung nhất ở bốn nguy cơ: Nguy cơ tụt hậu về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ diễn biến hịa bình; nguy cơ tham nhũng, quan liêu. Các nguy cơ này diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề nếu như Đảng và Nhà nước khơng có đường lối, chính sách phù hợp. Điều cần nhấn mạnh là tình trạng tham nhũng và sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một

bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm sút lịng tin của nhân dân. Trong khi đó, cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, nếu chúng ta khơng nhanh chóng vươn lên. Do đó, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, đạo đức và pháp luật là những công cụ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà nước. Vì vậy, xây dựng nhà nước là nhiệm vụ trung tâm của cả hệ thống chính trị, đồng thời vừa đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, vừa cụ thể hóa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tế cuộc sống. Chính từ bối cảnh này cho thấy sự cần thiết phải kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)