Kết hợp đạo đức và pháp luật phải được thực hiện một cách thống nhất trong xây dựng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 111 - 116)

nhất trong xây dựng nhà nước

Trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh ln tìm thấy động lực trong việc giải quyết thấu đáo các nhiệm vụ đặt ra khi đặt đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh đều là những quy tắc, chuẩn mực và cùng thống nhất ở mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người. Vì cả hai đều là của nhân dân lao động, có chung mục đích xây dựng một xã hội cơng bằng khơng cịn áp bức bóc lột, cịn trong xã hội cũ đạo đức và pháp luật chỉ là những cô cụ mà giai cấp thống trị dùng để áp bức và lừa bịp nhân dân, khiến nhân dân xa luật, sợ luật và khơng tơn trọng giá trị đạo đức truyền thống. Vì vậy, nếu khơng có mối quan hệ hài hịa giữa đạo đức và pháp luật trong thực tế thì khơng thể có sự phát triển mà thậm chí cịn có tác dụng ngược lại làm kìm hãm sự phát triển.

Trong mọi mối quan hệ xã hội “luật pháp dựa vào đạo đức, mặt khác luật pháp bảo vệ đạo đức” [85, tr.186], coi đạo đức là nền tảng thì pháp luật phải ghi

nhận và bảo vệ chuẩn mực, nguyên tắc của đạo đức trong thực tế và trong từng phạm vi cụ thể. Do đó, đạo đức cịn có vai trò bổ sung, thay thế cho pháp luật nhất là trong trường hợp pháp luật chưa hồn thiện, cịn nhiều chỗ trống. Khi đó, để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức hay cá nhân, nhà chức trách phải áp dụng tương tự pháp luật bằng cách dựa vào ý thức đạo đức của mình, dựa vào những lẽ phải ở đời mà mọi người đều cơng nhận. Ví như trong công tác xét xử vụ án vi phạm pháp luật thì phạm vi điều chỉnh của đạo đức và pháp luật chủ yếu là xác định những loại hành vi được phép làm và không được phép làm. Những điều pháp luật cấm về nguyên tắc cũng là những điều mà đạo đức cấm (thông qua dư luận xã hội lên án). Những cụm từ như “công bằng, liêm khiết, trong sạch” được Hồ Chí Minh nêu lên trong cơng tác xét xử vụ án vi phạm pháp luật đến nay vẫn có ý nghĩa quan trọng, thu hút được sự quan tâm của tồn xã hội. Bởi lẽ cơng bằng, liêm khiết, trong sạch không chỉ là phạm trù đạo đức thuần túy, mà cịn có tính chất, ý nghĩa đạo đức – chính trị, đạo đức – pháp lý trong quá trình quản lý xã hội của nhà nước. Khẩu hiệu “việc gì cũng phải cơng bình chính trực, khơng nên vì tâm tư, tư huệ, hoặc tư thù, tư ốn” [93, tr.123], đem lịng nhân đức, điều hơn lẽ thiệt mà giảng giải cho người để người “quy thuận”, “cải tà quy chính” đã trở thành phép xử thế của Hồ Chí Minh [1, tr.114]. Vì thế, trong quan niệm của Hồ Chí Minh bao giờ cũng phải giữ tư tưởng cho ngay thẳng.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức và pháp luật được kết hợp với nhau trong quản lý nhà nước phải là một nguyên tắc cơ bản. Hiến pháp (năm 1946, năm 1959) thể hiện về mơ hình tổ chức, các ngun tắc hoạt động và quản lý của bộ máy nhà nước Việt Nam cho đến các sắc luật, đạo luật do Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo, ban hành đều chứa đựng và thấm đẫm tinh thần của đạo đức cách mạng, coi tất cả đều vì mục đích độc lập, tự do của đất nước, hạnh phúc, bình đẳng của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao, có quyền lập ra chính phủ để bảo đảm những nhu cầu sống của mình. Vì vậy, đạo đức và pháp luật có sự thống nhất, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quản lý, xây dựng nhà nước. Bởi lẽ, nếu pháp luật là những quy định hợp với lẽ phải, những cái thuộc về quan niệm lẽ sống luôn hướng Thiện và tiêu trừ cái ác, thì mọi hành vi của con người sẽ phải được đánh giá từ

trở thành lẽ sống, tiêu chí đánh giá của con người. Còn khi pháp luật chưa đầy đủ thì đạo đức có vai trị bổ sung, điều chỉnh hành vi của con người hợp với lẽ phải. Do đó, việc thực hiện áp dụng pháp luật càng khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật vào nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đặc biệt, Hồ Chí Minh khơng chỉ kết hợp đạo đức và pháp luật một cách nhuần nhuyễn trong thực tế xây dựng và quản lý nhà nước mà còn yêu cầu sự tuân thủ pháp luật của mọi công dân trong bộ máy nhà nước đó. Người yêu cầu người dân phải biết được Hiến pháp và pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó tn theo. Do đó, tn thủ pháp luật là tiêu chí hàng đầu của mọi cơng dân nói chung và đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước nói riêng. Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân:

“Phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là:

- Tuân theo pháp luật Nhà nước. - Tuân theo kỷ luật lao động. - Giữ gìn trật tự chung.

- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung. - Hăng hái tham gia công việc chung” [97, tr.528].

Đồng thời, “cơng dân có nghĩa vụ tn theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội. Cơng dân có nghĩa vụ tơn trọng tài sản cơng cộng, đóng thuế theo pháp luật, làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc” [100, tr.378]. Vì vậy, pháp luật phải đến được với người dân. Người dân hiểu được những quy định của pháp luật thì mới có thể chấp hành pháp luật một cách tự giác, như thế, pháp luật mới đi vào cuộc sống và mọi người dân có ý thức tuân thủ pháp luật. Người rất nghiêm khắc đòi hỏi bản thân và mọi tổ chức Đảng, chính quyền, qn đội, đồn thể phải tn thủ pháp luật, khơng một ai đứng ngồi, đứng trên pháp luật.

đầu tiên để pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do đó, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng chính là để bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Hồ Chí Minh ln coi trọng cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là đưa pháp luật vào cuộc sống đi đôi với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. Khi người dân hiểu được những quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi của họ thì khi đó họ chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật. Hồ Chí Minh quan tâm đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân và tâm niệm trang bị pháp luật cho nhân dân đồng nghĩa với việc trang bị cho nhân dân công cụ, phương tiện để tự vệ. Đây cũng chính là vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng giáo dục pháp luật cho nhân dân. Cho nên Người yêu cầu đối với cán bộ tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải thực hiện một cách kiên trì, lâu dài, giúp cho mọi người dân hiểu được pháp luật để tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, để rồi tự bảo vệ được quyền lợi của mình. Hơn nữa, Người cịn huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân, yêu cầu mọi người dân biết rõ mục đích của mình để mà hành động cho đúng với pháp luật. Hồ Chí Minh ln nêu gương về thực hiện pháp luật và nêu ra các yêu cầu: Đảng và Nhà nước phải nêu gương tuân thủ pháp luật để nhân dân tin theo, noi theo, làm theo; công khai, dân chủ trong thi hành pháp luật; bởi vì, “quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước” [94, tr.16] và Người kết luận: Cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu, từ đó mà thực hiện đúng pháp luật, mỗi người đều phải là người tuyên truyền chính sách của Đảng, của Nhà nước. Ưu điểm của công khai, dân chủ trong thi hành pháp luật, “làm như thế, chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí” [93, tr.338].

Tiểu kết chương 3

Kết hợp đạo đức và pháp luật là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, nghiên cứu sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh đạt được ở một số nội dung sau:

Về mục tiêu, bản chất, vai trò của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật đều

này phản ánh bản chất dân chủ của nhà nước; và khẳng định đạo đức và pháp luật là những công cụ, là cơ sở đảm bảo quyền lợi của nhân dân, là phương tiện để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tạo dựng kỷ cương trong bộ máy nhà nước và duy trì ổn định trật tự xã hội;

Về nội dung của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật được thể hiện chủ yếu

trong những thiết chế cấu thành bộ máy nhà nước; trong việc xác lập các công cụ quản lý nhà nước; trong xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất, năng lực, tinh thần thượng tơn pháp luật; trong đấu tranh phịng ngừa những căn bệnh của nhà nước; và trong các nguyên tắc cơ bản nhằm thực hiện kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước thực sự của của dân, do dân, vì dân. Đồng thời, thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của người dân luôn được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ mọi mặt. Khi chưa có luật pháp, Hồ Chí Minh nói, “luật pháp cũ, khơng có lợi cho tồn thể dân tộc Việt Nam”, còn khi có nhà nước, xây dựng Hiến pháp và pháp luật Người khẳng định “luật pháp của ta bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động,..., bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”. Vì vậy, quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề này trong tổ chức và hoạt động quản lý của nhà nước, mang lại hiệu lực, hiệu quả và quyền lợi chính đáng cho nhân dân cũng như việc đưa pháp luật đi vào đời sống nhân dân một cách thiết thực và hiệu quả. Đến nay, tư tưởng về kết hợp đạo đức và pháp luật của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân vẫn là những chỉ dẫn quan trọng và có giá trị to lớn đối với việc xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay.

Chương 4. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)