Tình hình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 25 - 32)

và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là nội dung quan trọng của luận án. Cho nên việc nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này được tác giả tổng hợp như sau:

Cơng trình nghiên cứu về “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việ Nam” của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên, 2005), do Nxb Chính trị Quốc gia ấn

hành. Đây là cơng trình thuộc Chương trình KHXH.05.05 về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả nghiên cứu của cơng trình này chủ yếu tập trung vào mục tiêu làm rõ những chủ trương, giải pháp, điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo, duy trì bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, nhóm tác giả đã dành cả chương V để luận giải tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật là nguồn gốc căn bản cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Thông qua điều đó, nhóm tác giả gián tiếp khẳng định giá trị lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2006) trong bài viết, “Quan điểm và giải pháp

tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và pháp chế” đăng trên Tạp

chí Lịch sử Đảng (số 6, 2006) đã nhấn mạnh vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật phải gắn với hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm

có tính ngun tắc và có ý nghĩa phương pháp luận của nó trong q trình nghiên cứu. Tuy nhiên, để thực hiện được hiệu quả của pháp luật trong thực tế, tác giả đưa ra yêu cầu phải tập hợp được các cơng trình đã cơng bố về pháp luật, pháp chế theo tư tưởng Hồ Chí Minh để tổ chức Hội thảo, trao đổi, rà soát, đánh giá thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước trong quá trình thực hiện vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế. Bài viết của tác giả khẳng định giá trị thực tiễn trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nội dung đường lối, chính sách, pháp luật, các biện pháp tăng cường pháp chế cũng như trong hoạt động hàng ngày của bộ máy nhà nước.

Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Minh Trưởng, Nguyễn Thị Giang (2008) trong đề tài nghiên cứu cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo đạo đức Nho giáo” [148] đã phân tích cơ bản những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển sáng tạo ở Việt Nam, đồng thời, tác giả cũng khẳng định phải “giữ vững lý

tưởng cách mạng và đạo đức cách mạng của mình, khơng dao động, thối hóa trước mọi biến cố của hồn cảnh” và phải ra sức chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi

hình thức, ít lịng ham muốn vật chất; phải “cố gắng thực hiện cho kỳ được Cần,

Kiệm, Liêm, Chính, chí cơng vơ tư”[148, tr.76] trong đời sống xã hội, đồng thời

khẳng định tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn cịn ngun giá trị trong điều kiện xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay.

Cơng trình nghiên cứu của Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2008) về “Quốc triều hình luật – Những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà

nước pháp quyền ở Việt Nam” [9]. Đây là cơng trình thu hút nhiều nhà nghiên cứu

về luật học, chính trị học, sử học...quan tâm. Phần lớn các tác giả tập trung vào luận giải về khía cạnh giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của vấn đề đạo đức, pháp luật và mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đối với các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội, trong đó có bài viết của tác giả: ng Chu Lưu, “Kết hợp giữa pháp trị và

“Lê Thánh Tông với việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập

quán” [9, tr.347]; Hoàng Thị Kim Quế, “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong Quốc triều hình luật và những giá trị đương đại” [9, tr.366] là những bài viết

thể hiện nhiều minh chứng (từ trong truyền thống của lịch sử dân tộc Việt Nam đến các nước phương Đông, phương Tây) đều coi đạo đức và pháp luật là giá trị chuẩn mực, phương thức, công cụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà các giai cấp cầm quyền sử dụng các phương thức quản lý xã hội khác nhau. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng cho luận án, kế thừa và tiếp thu các giá trị đạo đức và pháp luật của lịch sử tư tưởng Việt Nam và ở phương Đông vào khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Trong cuốn “Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển xã hội” [19], tác giả Vũ Khiêu, Thành Duy khẳng định giá trị đạo đức và pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong triết lý phát triển xã hội ở nước ta, đồng thời so sánh với một số nước khu vực Đơng Nam Á: “Dù ở mơi trường nào thì đạo đức và pháp luật vẫn là những công cụ quan trọng trong xây dựng và phát triển xã hội”, do đó, giá trị lý luận của đạo đức và pháp luật chính là cơng cụ để ổn định trật tự an tồn xã hội. Cùng với việc khẳng định giá trị lý luận của đạo đức và pháp luật, tác giả Hoàng Thị Kim Quế đã luận giải mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và trực tiếp soi rọi vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời đặt ra vấn đề: “Đó là làm thế nào để phát huy hiệu lực và hiệu quả thực tế của

pháp luật trước những biến đổi về thang bảng giá trị đạo đức trong đời sống xã hội của con người, thái độ của nhà nước và pháp luật như thế nào?”[159, tr.17] và trên

cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo vệ và phát huy đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức mới tiến bộ. Tuy nhiên, trong cuốn “Văn hóa pháp luật – Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng

pháp chế, ý thức pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật và các mối quan hệ giữa pháp luật với các hình thái xã hội khác (dân chủ, pháp luật và đạo đức) và đưa ra nhận định “văn hóa, đạo đức và pháp luật ln có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội. Khơng thể đồng nhất hồn toàn giữa các phạm trù này, đó là điều dễ hiểu, song đạo đức ln là cơ sở của pháp luật và văn hóa” và trong điều kiện thực tế “con người có nhu cầu về đạo đức để sinh tồn, đạo đức con người là mạch sống gắn kết họ lại và pháp luật chân chính phải là cơng cụ bảo vệ đạo đức”. Từ góc nhìn chính diện này, tác giả xâu chuỗi vấn đề đạo đức và pháp luật vào thực tiễn xã hội để minh chứng hơn nữa giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Khi đề cập đến vấn đề “pháp quyền” trong xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, tác giả Phạm Ngọc Dũng (2009), “Hồ Chí Minh vận

dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền” [23] đã khẳng định Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa

Mác - Lênin về nhà nước, trong đó, yếu tố pháp luật, “xây dựng và thực hiện pháp luật dân chủ là yếu tố tất yếu khách quan trong phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;... pháp luật dân chủ là phương tiện tổ chức hoạt động, quản lý của nhà nước một cách có hiệu quả đối với mọi hoạt động của đời sống nhà nước và xã hội” [23, tr.83]. Đặc biệt là trong chương 3 tác giả luận giải sâu sắc về sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng về pháp quyền vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam khi nhấn mạnh vai trị thượng tơn của pháp luật gắn với đạo đức, với tình thương và tính nhân văn trong quản lý xã hội của nhà nước theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.

Tác giả Nguyễn Minh Đoan (2011, 2012) trong nghiên cứu về “Xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “Hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” [39;40], chủ yếu tập trung phân tích về

việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy chế pháp lý của công dân Việt Nam đáp ứng với yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền.

Tác giả Trần Ngọc Liêu (2013) trong cơng trình nghiên cứu về “Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” [74] đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí

Minh về nhà nước, trong đó khẳng định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực là thống nhất trong bộ máy nhà nước, đồng thời khẳng định quyền lực và quyền lợi đều thuộc về nhân dân, nhân dân có vị trí quan trọng trong nhà nước. Ở khía cạnh quản lý nhà nước, tác giả Lê Quốc Hùng (2007), “Về vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý đê tăng cường sự tham

gia của nhân dân trong quản lý nhà nước của xã hội” [63]; Nguyễn Văn Năm

(2012), “Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước

pháp quyền Việt Nam hiện nay” [111]; Trần Hải Minh (2012), “Vận dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay” [106], v.v..đều đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh ở góc độ

giá trị lý luận để vận dụng vào thực tiễn quản lý xã hội của nhà nước và đề xuất các giải pháp phù hợp theo hướng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh ở góc độ đạo đức hoặc pháp luật trong quản lý xã hội.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Trường ĐH Heinrich-Heine-Universität Düsseldorf (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về “Nhà nước pháp quyền - Lý luận và thực tiễn”(2014). Các tham luận tại hội thảo tập trung vào các vấn đề chính: Lịch sử nhà nước pháp quyền; nhà nước pháp quyền và luật cơ bản; nhà nước pháp quyền và kinh tế; nhà nước pháp quyền và xã hội; nhà nước pháp quyền và quản trị tồn cầu. Trên cơ sở đó, nhiều nội dung cụ thể như: Nhà nước pháp quyền XHCN dưới góc nhìn chính trị học; Tư tưởng JJ Rousseau về phương thức tổ chức và kiểm soát quyền lực Nhà nước; nhà nước pháp quyền và quản trị toàn cầu; pháp trị trong sự phát triển toàn cầu của chủ

nghĩa hiến pháp; thiết chế Nhà nước tập quyền thời Lê sơ - những giá trị và bài học lịch sử xây dựng Nhà nước pháp quyền; nhà nước pháp quyền và hiến pháp Việt Nam; đấu tranh chống tham nhũng dưới góc nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính từ diễn đàn này, các nhà khoa học Việt Nam và Đức đã trao đổi những thành quả nghiên cứu mới nhất về nhà nước pháp quyền trong lịch sử và hiện tại cũng như bài học có thể tham khảo cho cả hai bên.

Nguyễn Như Phát (chủ biên) và nhiều tác giả (2014) trong cơng trình nghiên cứu về “Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả

trong nhà nước pháp quyền Việt Nam” [121] đã tập trung vào công tác nghiên

cứu, rà sốt, đánh giá q trình xây dựng pháp luật, chính sách pháp luật và dự thảo quy phạm pháp luật,v.v..., cho đến việc công bố và tổ chức thực hiện pháp luật ở nước ta, để trên cơ sở đó thấy được những vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc và tiếp tục nghiên cứu và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá về tính thống nhất, sự đồng bộ, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020. Trong khi bàn về sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền, tác giả Vũ Thị Mai (2014) trong đề tài thạc sĩ nghiên cứu về “Sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH

Quốc gia Hà Nội) cũng phân tích sâu sắc về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tác giả đã đánh giá được các thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của sự kết hợp này trong xây dựng nhà nước để từ đó tập trung vào đề xuất một số giải pháp phù hợp với yêu cầu của thực tế. Nhóm giải pháp đề xuất nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao nhận thức và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, nhân văn nói chung. Tuy nhiên, cả hai cơng trình nghiên cứu này khơng đề cập đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác giả Lê Hồng Hạnh (chủ biên – 2017) nghiên cứu về “Mơ hình xây dựng

pháp luật trong nhà nước pháp quyền – Từ lý luận đến thực tiễn” [48] đã tập trung

vào phân tích lý luận và thực tiễn về mơ hình xây dựng pháp luật trong nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta qua các thời kỳ phát triển (từ giai đoạn 1945 đến nay) và phác họa mơ hình xây dựng pháp luật đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh vào vai trị của các thiết chế nhà nước đối với việc xây dựng pháp luật và đặc biệt là làm rõ quy trình xây dựng pháp luật ở nước ta để thấy được những điểm phù hợp và chưa phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Một số bài báo của tác giả Hoàng Thị Kim Quế viết về đạo đức và pháp luật trên các tạp chí chuyên ngành như: “Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnh hành vi con người trong quản lý xã hội” đăng trên Tạp chí Đại học

Quốc gia, Chuyên đề khoa học xã hội, (số 4, 1997), “Một số suy nghĩ về mối quan

hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội”, Tạp chí Nhà nước

và Pháp luật, (số 7, 1999), “Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm

đạo đức”; (số 3, 2000), “Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số 12, 2002) “Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức”, Tạp chí Luật học, (số 7, 2006), “Đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 9, 2006), “Bản

chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”; (số 1, 2010), “Quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)