Giá trị trong việc xác định mục tiêu, bản chất, vai trò của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 123 - 125)

giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước hiện nay

Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, việc kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước trở thành nhiệm vụ quan trọng trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chi Minh cũng đã rất coi trọng nhiệm vụ này, Người luôn đặt mọi việc trong mối tương quan giữa đạo đức và pháp luật để giải quyết kịp thời tình thế cách mạng và những yêu cầu của xây dựng một nhà nước mới. Cho đến nay, dưới ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo sự kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng

nhà nước với mục tiêu cao nhất là vì con người; tất cả quyền lực trong nhà nước

đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra; được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

Bản chất của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước

giai đoạn hiện nay chính là nhằm phát huy thế mạnh của đạo đức và pháp luật, đồng thời khắc phục những hạn chế, nhược điểm của đạo đức và pháp luật trong quá trình quản lý con người và xã hội của nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức, bởi pháp luật trong nhà nước là hướng tới giá trị nhân đạo, cơng bằng, tất cả vì mục đích phục vụ con người. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khơng sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng n”. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ xem trọng một trong hai yếu tố này tham gia vào quản lý nhà nước thì sẽ khơng đảm bảo tính hiệu quả thực tế của đạo đức, pháp luật.

Quá trình xây dựng nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời nâng cao giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Biểu hiện trước hết của kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội là nhà nước phải đồng thời ban hành pháp luật mới và xây

dựng đạo đức mới. Thứ hai là phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Hai công việc này phải tiến hành đồng thời mới có hiệu quả tốt cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Công bố đạo luật... chưa phải đã là xong, mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài mới có hiệu quả và đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Mà do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có”,v.v.. Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục, rèn luyện và thực hành đạo đức là điều kiện cần để xã hội đi vào trật tự ổn định: “Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to. Cả 20 triệu đồng bào đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc” [94, tr.131]. Do đó, việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong bộ máy nhà nước của người dân. Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng khẳng định “tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [33, tr.133] và trong năm 2012 Quốc hội nước ta thông qua Luật phổ biến giáo dục pháp luật nhằm “giáo dục ý thức

thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội” [139] đã tạo được sự chuyển

biến lớn về nhận thức và hành động, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật trong đội ngũ cán bộ, cơng chức và nhân dân.

Vì vậy, bản chất của kết hợp đạo đức và pháp luật là sự khẳng định đúng đắn cho quan điểm nhìn nhận giáo dục pháp luật phải gắn chặt với giáo dục chính trị, tư tưởng và khơng tách rời củng cố đạo đức. “Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh thống nhất và công bằng” [28, tr.37]. Nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân và Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đưa đất nước vững chắc tiến đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, do đó địi hỏi nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có trình độ tổ chức hiện đại

với đội ngũ cán bộ có đức, có tài, có năng lực quản lý, điều hành toàn diện là yêu cầu tất yếu khách quan hiện nay.

Kết hợp đạo đức và pháp luật có vai trị quan trọng trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, cả đạo đức và pháp luật

đều là những công cụ tham gia trực tiếp vào điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội và là những quy tắc xử sự chung, đồng thời có sự bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình vận động và phát triển. Hồ Chí Minh từng yêu cầu “để thực hiện chữ Liêm, trước hết phải có tun truyền và kiểm sốt, giáo dục và pháp luật từ trên xuống, từ dưới lên trên” và nếu đạo đức bị xâm hại thì pháp luật cũng bị vi phạm: “Do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm cắp”, khi đó pháp luật thể hiện vai trị khơng thể thay thế trong việc ổn định trật tự xã hội, đồng thời khôi phục, bảo vệ đạo đức, “thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm”. Vì vậy, trong điều kiện xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay, cần phải nhận thức đúng vai trò, tác dụng, ưu thế cũng như hạn chế của pháp luật và đạo đức, sự tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa chúng để sử dụng kết hợp chúng một cách chặt chẽ, nhuần nhuyễn, có hiệu quả hơn. Quản lý xã hội của nhà nước bằng pháp luật nhưng phải coi trọng đạo đức, kết hợp một cách chặt chẽ với đạo đức. Tuy nhiên, sự vi phạm pháp luật, pháp luật không nghiêm là tiền đề làm rối loạn kỷ cương đạo đức xã hội [166].

Vì vậy, trong nhà nước pháp quyền dù hiểu theo ý nghĩa nào cũng luôn “hàm chứa yếu tố đạo đức cả về phương diện tổ chức, hoạt động của nhà nước, của từng con người nhà nước, cả về phương diện pháp luật và xã hội dân sự” [169]; và “quyền lực nhà nước nảy sinh từ đạo đức, lý trí tối thượng, nhà nước là hiện thân của đạo đức” [56, tr.38]. Do đó, đạo đức khơng chỉ là nền tảng của pháp luật, mà cịn là “mơi trường cảm nhận và thực hiện pháp luật [168, tr.343]. Con người là một thực thể có ý chí, lý trí, tình cảm, cho nên, bên cạnh pháp luật ln phải có đạo đức và các chuẩn mực khác. Tuy nhiên, “nếu nhất cử nhất động của con người đều phải tiến hành theo pháp luật thì con người biến thành cái máy” [53, tr.91].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)