Đánh giá tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 32 - 34)

Nhìn chung, có thể thấy vấn đề kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ln nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả ở trong và ngồi nước. Các cơng trình này

Minh về đạo đức, về pháp luật, về giá trị của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước hiện nay, cụ thể:

Thứ nhất là, nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã đạt được những

kết quả cụ thể qua việc nghiên cứu khái niệm đạo đức, pháp luật, kết hợp đạo đức và pháp luật, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ việc phân tích nội hàm của các khái niệm này, các tác giả đi đến thống nhất rằng, đạo đức và pháp luật là những chuẩn mực, công cụ bổ sung, hỗ trợ nhau trong công tác xây dựng và quản lý của nhà nước; đặc biệt là chú trọng tới phương thức quản lý trong nhà nước để mang lại quyền lực và quyền lợi thực sự cho nhân dân, nhân dân làm chủ quyền lực của mình thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời các cơng trình cũng soi rọi tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này trong điều kiện xây dựng nhà nước hiện nay để nhằm khẳng định tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị tinh thần to lớn đối với dân tộc Việt Nam và phản ánh khát vọng của thời đại.

Thứ hai là, về đạo đức và pháp luật và vai trò của sự kết hợp giữa đạo đức và

pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều cơng trình cơng bố, phân tích ở các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung là nhấn mạnh vai trò của đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội của nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi đạo đức và pháp luật là những công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý của nhà nước, tuy nhiên, các cơng trình cũng khẳng định tùy thuộc vào từng thời kỳ và điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng những phương thức quản lý nhà nước phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ở phương diện kết hợp vai trò của đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân các cơng trình mới chỉ bước đầu đề cập đến.

Thứ ba là, về sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của

dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhóm cơng trình ít được đề cập nhất. Tuy nhiên, ở cách tiếp cận nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật đã có một số cơng trình và nhiều bài nói bài viết cơng bố kết quả nghiên cứu về mối quan

hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng ở dạng hồi ký, liệt kê các sự kiện thông qua hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh hoặc phân tích trong góc độ quản lý xã hội nói chung. Ở cách tiếp cận Hồ Chí Minh học thì rất ít cơng trình chun sâu nghiên cứu về sự kết hợp này.

Thứ tư là, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và

pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân được các cơng trình cơng bố ở phương diện liên ngành khoa học xã hội, để trên cơ sở đó chỉ ra những điểm tương đồng, điểm khác biệt của đạo đức và pháp luật; sự tác động biện chứng giữa đạo đức và pháp luật; đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp vận dụng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở phương diện nào thì các cơng trình đều hướng đến đích cuối cùng là khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, quá trình nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến luận án, NCS đánh giá một cách khái qt những cơng trình đã được cơng bố để thấy được những mặt đạt được và những khoảng trống để tác giả tiếp tục lựa chọn, nghiên cứu theo chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)