Kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong đấu tranh, phòng ngừa những tiêu cực và tăng cường tính nghiêm của pháp luật trong hoạt động quản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 105 - 109)

những tiêu cực và tăng cường tính nghiêm của pháp luật trong hoạt động quản lý của nhà nước

Việc phòng ngừa những tiêu cực trong bộ máy nhà nước là vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm và nhắc nhở ngay sau một tháng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Người đã gửi thư cho Ủy ban Nhân dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng nêu lên những tiêu cực và chỉ ra những căn bệnh cần phải đề phòng trong bộ máy nhà nước.

3.2.4.1. Đấu tranh, phòng ngừa những tiêu cực trong bộ máy nhà nước

Gắn liền với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ năng lực, ý thức đạo đức và tuân thủ pháp luật, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đấu tranh, phòng ngừa những tiêu cực trong bộ máy nhà nước như: “đặc quyền, đặc lợi”; “tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo”. Đặc biệt, trong bài nói về “thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (năm 1952), Người đã có thái độ hết sức nghiêm khắc về tệ “tham ơ, lãnh phí, quan liêu”, coi đó là “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ” [95, tr.357]. Bởi vì, tham ơ, lãng phí có tác hại rất lớn. Trước hết

và trực tiếp, nó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, của nhân dân, “nó làm hỏng

tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính” [95, tr.358]. Vì những lẽ đó, chống tham ơ,

lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên các mặt trận. Đây chính là mặt trận tư tưởng và chính trị. Cho nên cần phải có các biện

pháp linh hoạt, mềm dẻo để phát hiện kịp thời và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bởi lẽ, theo Hồ Chí Minh “tham ơ, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ” [95, tr.361] là đặc trưng gắn liền với thực dân, phong kiến, là đồng minh của thực dân phong kiến. Do đó, chống tham ơ, lãng phí cũng chính là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân. Các “phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành cơng”, “quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”; do đó cần “phải có sự chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”, có các biện pháp, cả trước mắt và lâu dài, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”.

Trong đó, xây dựng các biện pháp phịng, chống, tham ơ, lãng phí, quan liêu cần được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên, phải xác định và tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Yếu tố trọng tâm, quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham ơ, lãng phí chính là cơng tác lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng, thơng qua các chủ trương, chính sách mang tính chỉ đạo, thơng qua các cấp uỷ đảng quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan liêu. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo

dục là nền tảng, cơ sở. Người nói: “Trong phong trào chống tham ơ, lãng phí, quan

liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ” [95, tr.361]. Vì vậy, cơng tác tuyên truyền, giáo dục cần được đặc biệt coi trọng, làm sao để cán bộ hiểu được sự nguy hại, xấu xa của tham ơ, lãng phí, từ đó có các hành động tích cực nhằm phịng, chống. Hơn nữa, công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ giúp nêu gương tốt, lên án các hành vi tham ơ, lãng phí, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn nạn tham ơ, lãng phí. Nhưng khi cần thiết, đối với những người đã suy thối về đạo đức, khơng chịu rèn luyện, cố tình tư lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng, phải bị xử lý nghiêm khắc để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và để răn đe, làm gương cho những người khác.

Trong các biện pháp phịng, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng biện pháp giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, khơng để cho tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu cịn chỗ ẩn nấp” [101, tr.419]. Quần chúng nhân dân giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện sai phạm, phê bình, lên án các biểu hiện tiêu cực của cán bộ. Các phản ánh, kiến nghị kịp thời của nhân dân qua công tác giám sát sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm phát hiện các hành vi tham ơ, lãng phí, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp. “Bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phải tổ chức một phong trào thật thà tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên” [95, tr.297].

Xử lý nghiêm khắc hành vi tham ơ, lãng phí phải đúng các quy định của pháp luật, khơng được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ cơng lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, răn đe, làm gương cho những người đang hoặc có ý định tham ơ. Người chỉ thị: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” [94, tr.127]. Vụ án Đại tá Trần Dụ Châu - Cục trưởng Cục Quân nhu, vốn là người có cơng với cách mạng, nhưng đã có hành động tham ơ tài sản của Nhà nước là một minh chứng cụ thể về tính nghiêm minh của pháp luật.

3.2.4.2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật trong bộ máy quản lý của nhà nước

Sự nghiêm minh của pháp luật luôn là mối quan tâm lớn của Hồ Chí Minh. Người coi trọng đạo đức, nhưng đồng thời cũng đề cao vai trò, sức mạnh của pháp luật trong quản lý nhà nước. Người nhấn mạnh, “pháp luật là pháp luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” [97, tr.259]. Mang lại lợi ích cho nhân dân, chăm lo đời sống của nhân dân chính là cách tốt nhất để củng cố cơ sở xã hội của nhà nước, tăng cường sức mạnh quản lý của nhà nước, chống lại kẻ thù xuất phát chính từ ý

nguyện của nhân dân. Vì vậy, “thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta. Đó là nhiệm vụ tích cực” [85, tr.250].

Pháp luật đặt ra là để mọi người thực hiện, làm cho lợi ích của mọi người đều được bảo đảm. Khi người dân thấu hiểu rằng những quy định của pháp luật được đặt ra là để bảo vệ lợi ích của mình, thì họ mới chấp hành một cách đầy đủ, nghiêm túc và tự giác các quy định đó. Hồ Chí Minh nói: “Nếu cán bộ địa phương có điều gì sai lầm, nếu đồng bào có điều gì oan ức thì đồng bào phái đại biểu đến trình bày với tơi và Chính phủ; tơi đảm bảo rằng tơi và Chính phủ sẽ trừng trị những cán bộ có lỗi, sẽ làm cho đồng bào khỏi oan ức”[94, tr.466].

Trong thực tế, để đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật khi pháp luật được ban hành theo Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước phải nêu gương tuân thủ pháp luật để nhân dân tin theo, noi theo, làm theo. Người nhấn mạnh tới vai trò nêu gương của Chính phủ vì Chính phủ là người dẫn đường cho nhân dân: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”[94, tr.16]. Khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội khóa I, Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm..., đã hết sức làm gương và nếu làm gương khơng xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị...”[147, tr.158] và “phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lịng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới,..., hết thảy mọi việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được chú ý”[92, tr.47].

Cịn đối với những cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, Hồ Chí Minh yêu cầu “kiên quyết dùng pháp luật mà trị...trị cho kỳ hết”.

Vì vậy, để xây dựng được các quy định pháp luật có chất lượng, có hiệu quả thì bản thân nhà làm luật phải là những người có đạo đức cách mạng trong sáng, thấm nhuần một cách sâu sắc các quan niệm, quan điểm đạo đức truyền thống của dân tộc cũng như những quan điểm đạo đức mới tiến bộ. Có như thế mới

đảm bảo được tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật trong thực tế quản lý của bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)