Những yêu cầu về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 118 - 122)

dựng nhà nước hiện nay

Kết hợp đạo đức và pháp luật phản ánh bản chất của sự nghiệp xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ mới đang được coi như là một giá trị trụ cột và cần được ưu tiên, quán triệt trong chủ trương, đường lối cũng như trong hành động của các chủ thể xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay. Những yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện:

Thứ nhất là, việc kết hợp đạo đức và pháp luật phải nhằm thiết lập nền tảng pháp lý vững chắc, phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước hiện nay

Thiết lập một nền pháp chế đáp ứng với yêu cầu của xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là yêu cầu đặt ra. Bởi lẽ, trong giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý và tạo thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, các địa phương. Vì vậy, kết quả lãnh đạo của Đảng trong việc kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước đã không đạt được những yêu cầu của thời kỳ mới đặt ra. Nhà nước và nhân dân ở từng đơn vị chưa được xác định thật rõ; mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chính quyền chưa làm tốt được chức năng của mình. Thực hiện chế độ, trách nhiệm khơng

và kém hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp trực tiếp gây ra; các cơ quan dân cử các cấp được lựa chọn, bầu cử và hoạt động một cách hình thức chủ nghĩa. Khơng ít cơ quan chính quyền khơng tơn trọng ý kiến của nhân dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ quen dùng các biện pháp mệnh lệnh hành chính. Cho nên, trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng Cộng sản đề ra chủ trương đó là:

“Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí thống nhất trong cả nước”; vì vậy, “pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật,…, mọi cán bộ bất cứ ở cương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu tôn trọng, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý” [27, tr.120-121].

Đến Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng tiếp tục đề ra chủ trương: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”[30, tr.129]. Có thể nói, trong thời gian này việc “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao đạo đức” gắn với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc không chỉ đề cao vai trị thượng tơn của pháp luật, mà còn đẩy mạnh yếu tố đạo đức trong quản lý xã hội và quản lý nhà nước. Đây chính là một chủ trương sáng suốt và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, trong một số quan điểm đã khẳng định:

Pháp luật của nhà nước là một trong những hình thức ghi nhận, bảo vệ và phát huy vai trị của đạo đức. Bản thân pháp luật khơng tạo ra các giá trị đạo đức, mà chỉ có thể tác động đem lại những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành những quan niệm đạo đức mới, những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ và loại bỏ những quan niệm đạo đức cũ, tiêu cực,…và khi các quy tắc, quan niệm đạo đức được luật hóa thì cũng được nội tâm hóa thành lẽ sống, thành tiêu chí đánh giá của con người [169, tr.4].

Do đó, giữa đạo đức và pháp luật có sự tác động qua lại làm tăng uy tín, khả năng, hiệu quả điều chỉnh trong các mối quan hệ xã hội của nhà nước.

Thứ hai là, việc kết hợp đạo đức và pháp luật nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay

Sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng. Một trong những mục tiêu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người; xây dựng thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng đã khẳng định:

“Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân,…, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật” và “thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân” [33, tr.131-139].

Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng thể hiện quyết tâm nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật,…nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân,…quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính khả thi để đưa vào cuộc sống. Điều đó, cho thấy Đảng Cộng sản quyết liệt trong việc xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội và điều quan trọng hơn là hệ thống pháp luật ấy phải có hiệu lực, hiệu quả trong thực tế, phải phục vụ và bảo đảm lợi chính đáng của nhân dân. Trong bản Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…” (Điều 8, Hiến pháp 2013)

cũng chính là thể hiện nội dung trọng tâm cuả q trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định việc “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật” và xác định phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới phải tiến hành:

“Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”, cụ thể là “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” [35, tr.176-177].

Trên cơ sở đó, Chính phủ và các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở xã hội, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới ở nước ta, đặc biệt là nhìn từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa và pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Thư ba là, việc kết hợp đạo đức và pháp luật nhằm xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả trong thực tế quản lý của nhà nước hiện nay

Xuất phát từ nhận thức về vai trò của đạo đức, cơ quan xây dựng pháp luật phải chú trọng quán triệt các quan điểm, quy tắc đạo đức trong quá trình xây dựng các quy định của pháp luật: xây dựng pháp luật phải trên nền tảng đạo đức; ban hành những quy định pháp luật phù hợp với đạo đức; quy định các biện pháp pháp lý nhằm bảo đảm cho những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp được thực hiện cũng như loại trừ những quan niệm, chuẩn mực đạo đức lạc hậu khỏi đời sống xã hội;

Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật, phải luôn chú trọng kết hợp yếu tố đạo đức; tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm giáo dục pháp luật, đạo đức một cách sâu rộng trong nhân dân, trang bị cho họ tri thức pháp luật, đạo đức, khơi dậy ở họ thái độ tơn trọng pháp luật, tình cảm đạo đức trong sáng; làm hình thành ở họ thói quen xử sự theo pháp luật đồng thời vẫn luôn coi trọng các chuẩn mực đạo đức,…

Do vậy, tính hiệu quả của tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tế, không phải chỉ mình các nhà làm luật chủ động, tự giác chấp hành mà còn phải tuyên truyền, phổ biến kịp thời để mỗi người dân hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện. Sinh thời Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Làm sao tự mình nêu gương và giáo dục cho đảng viên, đồn viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”[103, tr.293]. Vì vậy, tun truyền gì, cách thức tuyên truyền ra sao đều phải chú trọng vào tính hiệu quả của nó, tránh dài dịng và phải thiết thực, làm gương, khi đó mọi người dân sẽ hiểu và tự giác chấp hành. Hơn nữa, phải chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc của nhân dân khi thực hiện những quy định mới của pháp luật; khi cần thiết có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân về vật chất hoặc nhân lực..., đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước đã được ban hành.

Chính từ những yêu cầu đặt ra này, cho thấy việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật là một trong những quan điểm, chủ trương cốt lõi, kiên trì nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)