Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 48 - 52)

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy

chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Vì thế, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, vì chỉ khi giành được chính quyền giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chun chính của mình và triển khai quyền lực của mình trong đời sống xã hội. Do vậy, trong quá trình tìm đường cứu nước, giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng, Hồ Chí Minh ln xác lập và có quan niệm nhất qn về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Nhà nước của dân, do dân, vì dân là khái niệm được Hồ Chí Minh sử dụng lần đầu tiên vào năm 1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc), khi Người nói đến ý tưởng của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn muốn “thiết lập ở Trung Quốc một Chính phủ của dân, do dân và vì dân theo ba nguyên tắc lớn của người sáng lập Quốc dân đảng” [90, tr.545] và ngay sau đó, trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người tiếp tục chỉ rõ “chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh rồi, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [90, tr.292] và cùng với quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ

Chí Minh tiếp tục bổ sung những quan niệm mới về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người nhận định:

“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [94, tr.323]; “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân, Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đơn đốc, kiểm sốt và phê bình để làm trịn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” [97, tr.81].

Chính từ những quan niệm này, cho thấy, nhà nước của dân, do dân, vì dân là một khái niệm có nội hàm rộng, được Hồ Chí Minh dùng để biểu đạt ở những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất là, nhà nước của dân là “tất cả mọi quyền bính trong nước đều

thuộc về nhân dân”, “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phúc quyết” (Điều 1, Điều 32 của Hiến pháp 1946). Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật khơng cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật, đồng thời nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân trong điều kiện thực tế;

Thứ hai là, nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra (dân bầu ra:

Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp); do dân ủng hộ, đóng thuế để nhà nước có ngân sách chi tiêu, hoạt động; đồng thời lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ,... Do đó, tất cả cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của dân;

Thứ ba là, nhà nước vì dân, đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng

của nhân dân, khơng có bất cứ đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, “tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Tất cả cán bộ đều phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [101, tr.84], đồng thời, phải thi hành một nền chính trị liêm khết, kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là tham ơ, lãng phí, quan liêu, xây dựng một nhà nước thực sự vì dân. Do đó,

có thể khẳng định nhà nước vì dân là nhà nước mà mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định của pháp luật từ Trung ương đến địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân.

Từ những quan niệm này, có thể hiểu nhà nước của dân, do dân, vì dân là nhà nước được thiết lập thông qua Tổng tuyển cử để bầu ra và khẳng định quyền lực, quyền lợi trong nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, đồng thời nhân dân làm chủ quyền lực của mình thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước.

Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo quan niệm của Hồ Chí

Minh chính là q trình xây dựng bộ máy nhà nước về tất cả các mặt, mà trong đó tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Cho nên việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là một vấn đề rất quan trọng trong xây dựng nhà nước mới - nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo” [96, tr.256], mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, “các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người,....Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” [92, tr.21].

Trong rất nhiều tác phẩm, Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh yêu cầu thực hiện chế độ phục vụ nhân dân của các cơ quan nhà nước như là một phạm trù đạo đức cách mạng. Khi gửi thư tới các Kỳ, Tỉnh, Huyện, Làng năm 1946, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở, cán bộ phải sớm biết tu tỉnh, tẩy rửa mọi thói hư tật xấu, chớ vi phạm những điều luân lý thông thường, những yêu cầu sơ đẳng của Đạo làm người, rồi tư thù, tư oán, cậy thế, cậy thần, quân phiệt hà hiếp, kể cả hẹp hịi, chuộng hình thức, ích kỷ, hám lợi danh mà “đánh mất đi cái thiện bẩm sinh” trong mỗi con người thực hiện nhiệm vụ, đồng thời Người cũng cảnh báo về sự “nảy nịi của những ơng quan cách mạng” và bộ máy quan liêu với đủ loại thói hư tật xấu sau khi chính quyền về

tay nhân dân. Người coi đấy chính là những điều cần “tẩy rửa sạch sẽ” để xây dựng một chính quyền vì dân mà phục vụ. Do vậy, đối với cán bộ trong bộ máy nhà nước vì dân, Người thường yêu cầu: “Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lịng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới, v.v... hết thảy mọi việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được chú ý” [90, tr.47]. Cán bộ là “đầy tớ của nhân dân chứ không phải là quan của nhân dân”, “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” [92, tr.64].

Hồ Chí Minh yêu cầu, mọi cán bộ nhà nước đều vì dân, hết lịng phục vụ nhân dân, phải thật sự gương mẫu, thật sự trong sạch, phải thật “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh khẳng định cần, kiệm, liêm, chính là tiêu chuẩn đạo đức của một cán bộ cách mạng, một công chức Nhà nước. Không phải ngẫu nhiên Người nêu ra vấn đề cần, kiệm, liêm, chính ngay sau khi tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới. Người đã nhìn thấy trước một loạt vấn đề phức tạp của một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồn cảnh đó dễ nảy sinh nhiều tệ nạn, cửa quyền, tham ơ, lãng phí, quan liêu. Để phịng ngừa những tệ nạn đó, Người nêu vấn đề cần, kiệm, liêm, chính và yêu cầu mọi cán bộ, nhân viên nhà nước phải thực hiện, phải hướng vào nhân dân mà phục vụ.

Vì vậy, trong q trình xây dựng nhà nước Hồ Chí Minh khẳng định là phải dựa vào nhân dân, tin ở nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đặc biệt là phải làm sao huy động được sức mạnh của tồn dân. Điều này, Hồ Chí Minh vẫn ln trăn trở “làm sao mang tài của dân, sức của dân, của cải của dân để phục vụ chính nhân dân”! Do đó, việc kết hợp đạo đức và pháp luật vào đảm bảo lợi ích chính đáng nhân dân là một nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước.

Tóm lại, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo quan niệm của Hồ

xây dựng cơng cụ quản lý, đấu tranh phịng ngừa những tiêu cực trong nhà nước, nhằm xây dựng bộ máy nhà nước thực sự “liêm, chính” trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)