Kết hợp là gắn với nhau một cách hịa hợp, mà trong đó các chủ thể thực hiện
hành vi nhằm thống nhất, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức và pháp luật là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, do vậy, chúng có những mặt thống nhất và sự khác biệt, nhưng đồng thời cũng có sự tác động qua lại và bổ sung phát triển cho nhau. Để khẳng định điều này, chúng ta cần hiểu đạo đức và pháp luật ở phương diện sau:
Kết hợp giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất với nhau ở những nội dung như:
Một là, đạo đức và pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực, công cụ điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội. Hồ Chí Minh coi trọng đạo đức và pháp luật đúng đắn “dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” [97, tr.259]. Khi đạo đức và pháp luật là những tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người, thì con người sẽ biết căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức để xác định được hành vi nào là hợp pháp và không hợp pháp, hành vi nào là trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức. Do vậy, theo Hồ Chí Minh, luật pháp ban hành ra là để thực thi hiệu quả trong thực tế, luật pháp ban hành ra là để dân biết, dân bàn, dân làm theo và biết dùng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Hai là, đạo đức và pháp luật mang tính quy phạm phổ biến và đều là khuôn
mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người; tác động đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Điều đó, khẳng định đạo đức và pháp luật có sự thống nhất, gắn bó với nhau trong điều chỉnh hành vi và các mối quan hệ xã hội. Theo tác giả Vũ Đình Hịe kể về Hồ Chí Minh: “Trong bản dự thảo báo cáo tổng kết việc xây dựng cơng trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, gửi lên Hồ Chủ tịch duyệt, ban chỉ huy cơng trường có kiểm điểm những hiện tượng tham
ơ, lãnh phí, vơ trách nhiệm, vơ kỷ luật, phê phán những hành động đó là trái với đạo đức cách mạng”. Hồ Chủ tịch ghi thêm đằng sau câu đó mấy chữ “và pháp luật của Nhà nước”, lấy bút chì đỏ gạch đậm dưới câu “trái với đạo đức cách mạng và pháp luật của Nhà nước”, rồi gửi trả lại bản báo cáo cho ban chỉ huy công trường để dựa vào ý đó của Bác mà tiến hành tổng kết”[50, tr.486]. Điều đó, khẳng định sự tác động của đạo đức tới pháp luật và pháp luật là quy chuẩn của đạo đức trong các mối quan hệ cá nhân với xã hội.
Ba là, đạo đức và pháp luật là những giá trị nền tảng xã hội. Giá trị xã hội
của pháp luật là vì dân, nên pháp luật là hiện thân của đạo đức, nhưng chúng ta cần lưu ý pháp luật ở đây là pháp luật tiến bộ do nhà nước Xã hội chủ nghĩa ban hành để bảo vệ quyền làm chủ xã hội của nhân dân. Vì vậy, pháp luật này là hiện thân của đạo đức cơng dân. Theo Hồ Chí Minh đạo đức công dân là phải tuân theo pháp luật của nhà nước, biết việc gì nên làm, việc gì nên chánh. Chính sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật là cùng bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.
Bốn là, đạo đức và pháp luật được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc
sống vì chúng cùng có sự thống nhất trong điều chỉnh hành vi và các mối quan hệ xã hội qua từng giai đoạn của lịch sử cụ thể.
Tuy nhiên, kết hợp giữa đạo đức và pháp luật cũng có những mặt khác biệt căn bản:
Một là, đạo đức và pháp luật khác nhau ở con đường hình thành và phát
triển. Đạo đức xuất hiện từ khi xã hội lồi người ra đời, cịn pháp luật chỉ ra đời khi xuất hiện nhà nước, tức là đã có giai cấp. Pháp luật do nhà nước ban hành, thừa nhận, đình chỉ, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Các quy phạm pháp luật là sản phẩm sáng tạo của nhà nước, trong khi đó các quy phạm đạo đức lại chủ yếu là sản phẩm chung của xã hội, hình thành rất lâu đời trong lịch sử hoạt động của con người và được chọn lọc qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là nhà nước khơng có bất kỳ sự tác động nào tới sự hình thành, phát triển của đạo đức. Sự tác động của nhà nước tới đạo đức bằng những con đường khác nhau như thông qua sự thừa nhận của pháp luật đối với những chuẩn mực đạo đức phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội, chính trị, tư tưởng, thơng qua phương tiện thông tin đại chúng.
Hai là, đạo đức và pháp luật khác nhau bởi tính chất và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp trách nhiệm do vi phạm. Khi vi phạm quy tắc đạo đức thì chỉ mang tính “xin lỗi”, những trừng phạt không được thực hiện theo bất kỳ thủ tục chính thống nào. Cịn khi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu truy cứu các loại trách nhiệm pháp lý như kỷ luật, hành chính, dân sự, hình sự,…, kết quả là chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần. Nhưng việc truy cứu trách nhiệm, áp dụng và thực hiện các biện pháp trừng phạt này được tiến hành theo một trình tự, thủ tục pháp lý rất nghiêm ngặt ở mọi khâu của quá trình truy cứu trách nhiệm pháp ý, thực hiện quyết định trừng phạt [83, tr.261].
Ba là, dưới góc độ triết học thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội cùng
với các hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, tư tưởng, khoa học và nghệ thuật…), cịn pháp luật dưới góc độ pháp lý thì chỉ là những đạo luật, bộ luật hay những văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Đồng thời, giữa đạo đức và pháp luật cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau: Đạo đức là cơ sở để xây dựng pháp luật, hình thành các chuẩn mực pháp luật, có như vậy pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống.
Pháp luật củng cố, bảo vệ những tư tưởng, quan điểm, quy tắc đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấp, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đồng thời, pháp luật góp phần ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức, hình thành những quan điểm, quy tắc đạo đức tiến bộ phù hợp với xã hội văn minh. Vì vậy, đạo đức và pháp luật có sự tương hỗ lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau cùng vận động và phát triển.
Tóm lại, kết hợp giữa đạo đức và pháp luật là hoạt động gắn kết giữa những
mặt thống nhất và những mặt khác biệt để bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả của đạo đức và pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội.
Kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong quan niệm của Hồ Chí Minh là một
trong những nội dung quan trọng trong quá trình quản lý xã hội và nhà nước. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh ln chủ động vận dụng linh
hoạt việc kết hợp những mặt thống nhất và khác biệt giữa đạo đức và pháp luật vào
đấu tranh cách mạng và xây dựng nhà nước phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Cụ thể, trong những năm 1945, 1946 các tổ chức và đảng phái chính trị
phản động chống phá quyết liệt, đất nước rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã áp dụng sách lược thỏa hiệp và nhân nhượng với quân Tưởng để loại trừ một số kẻ địch. Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập ngày 01/01/1946 và cuộc tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 đã lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ Cơng hịa. Quốc hội Khóa I đã dành cho Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế Đại biểu không thông qua bầu cử. Điều đó, thể hiện sách lược mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc kết hợp với phe đối lập để tạm thời giữ hịa khí, làm dịu đi âm mưu chống phá của Tưởng Giới Thạch và bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám. Đối với thực dân Pháp, Hồ Chí Minh ký kết bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và nhận định:
“Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ khơng theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước” [92, tr.28].
Đây chính là một nhận định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế để phân biệt lúc nào thì khơng thể kết hợp các “mặt đối lập”, lúc nào thì phải suy xét, phân biệt kịp thời và quyết đoán mau lẹ những vấn đề mà trong đó, biểu hiện ra sự kết hợp không thể dung thứ được, sự kết hợp mà hiện thân của nó là chủ nghĩa cơ hội nguy hại chẳng hạn. Do đó, trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh ln kết hợp nhuần nhuyễn giữa mặt lý (tức là khi đất nước chưa có luật pháp, thì tranh thủ luật pháp quốc tế hoặc chấp nhận nhân nhượng có nguyên tắc để tạo cơ hội thuận lợi) và tôn trọng mặt tình (tình hữu nghị, sự ủng hộ của nhân dân các nước và đạo lý của truyền thống dân tộc,…) và tiến hành đấu tranh chỉ là giải pháp bắt buộc sau cùng để giành thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn cách mạng 1946 - 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã thơng qua Hiến pháp và Luật lao động (1946) và Luật cải cách ruộng đất (1953). Hoạt động xây dựng pháp luật chủ yếu được thực hiện bởi Chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu nhà nước, trực tiếp lãnh đạo cơ quan hành pháp là Chính phủ. Các văn bản pháp luật được ban hành trong giai đoạn này đều dưới hình thức Sắc lệnh của Chủ tịch nước. Từ tháng 12 năm 1946 đến năm 1954, Chính phủ đã ban hành khoảng 400 Sắc lệnh và nhiều Nghị định, thông tư để điều hành đất nước trong thời kỳ kháng chiến [76, 126]. Tuy nhiên, sau kháng chiến chống Pháp có sự thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước và ảnh hưởng lớn đến tình hình lập pháp và hoạt động xây dựng pháp luật. Đảng ta xác định đường lối, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng phải học tập theo tác phong của Hồ Chí Minh. Đó là điều kiện tiên quyết cho Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh và làm cách mạng đi mau đi đến thành cơng, thắng lợi hồn tồn.
Trong giai đoạn cách mạng năm 1954 – 1969, Hồ Chí Minh ln quan tâm dõi theo những hoạt động của Chính phủ và góp ý cho Chính phủ về nội dung các Sắc lệnh, các chương trình, kế hoạch cơng tác quan trọng, vừa thực hiện chức năng giám sát Quốc hội, vừa “nguyện triệt để cùng với Chính phủ đồng tâm nỗ lực làm cho cuộc toàn dân kháng chiến do Hồ Chủ tịch lãnh đạo mau được kết quả hoàn toàn….để gây hạnh phúc cho toàn thể quốc dân về tương lai” [156, tr.179]. Do đó, khoảng thời gian từ 1955 đến 1959, Quốc hội đã triệu tập họp thường xuyên, thông qua và ban hành 9 đạo luật, 50 nghị quyết và sửa đổi Hiến pháp 1946 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng. Tiếp đó, nhiều Bộ luật được Quốc hội thơng qua trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1969 như: Luật về tổ chức chính quyền địa phương (1958); Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội Nhân dân Việt Nam (1958); Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (1959); Luật hôn nhân và gia đình(1959),v.v.. Đặc biệt là Hiến pháp 1959 được Quốc hội thông qua đánh dấu một bước trưởng thành trong việc xác lập công cụ quản lý nhà nước và xã hội. Chính từ thực tế này đã khẳng định trong quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật trong lãnh đạo, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Như vậy, có thể thấy việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong quan niệm của Hồ Chí Minh luôn được đặt mục tiêu hàng đầu và trong mọi hoàn cảnh phải vận dụng một cách linh hoạt để mang lại quyền, lợi ích chính đáng cho nhân dân. Đây là nét đặc trưng trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh về việc kết hợp các yếu tố đạo đức và pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế để giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả những văn bản pháp luật đều nhằm mục đích quy định rõ và cụ thể về quyền tự do dân chủ của nhân dân, khẳng định quyền tự do dân chủ nhân dân của một nước sau khi giành được độc lập dân tộc.