Vai trò của sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 83 - 87)

Hồ Chí Minh ln có những quan điểm đúng đắn về vai trò của đạo đức và pháp luật, Người tìm thấy động lực trong việc giải quyết vấn đề đó đối với sự phát triển cách mạng ở nước ta. Trong lãnh đạo xây dựng nhà nước Người coi đạo đức và pháp luật là những cơng cụ quan trọng để duy trì sự ổn định, trật tự an tồn (từ trong gia đình, dịng họ cho đến cán bộ, cơng chức) trong nhà nước và tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, vai trị của sự kết hợp giữa đạo đức và

pháp luật trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước được thể hiện ở những khía cạnh:

3.1.3.1. Đạo đức và pháp luật là những công cụ quản lý của nhà nước, là cơ sở để đảm bảo quyền lợi nhân dân.

Tại Hội nghị học tập của cán bộ Ngành Tư pháp (1950), Hồ Chí Minh đã nêu rõ vị trí, vai trị của đạo đức và pháp luật: “Chúng ta cũng thấy luật pháp của ta hiện nay chưa đầy đủ…, có trách nhiệm góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn,… vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” [85, tr.187]. Bởi lẽ, mọi việc liên quan đến pháp luật (từ sáng kiến

pháp luật, xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật…) đều phải xuất phát từ đạo đức, đạo đức là cơ sở, nền tảng của pháp luật. Sự tác động của đạo đức đối với pháp luật sẽ làm tăng uy tín của pháp luật, tăng khả năng, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt trong những quy phạm đạo đức hay nguyên tắc đạo đức đã ghi nhận giá trị của pháp luật. Đồng thời, các quy định của pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Hồ Chí Minh ln đánh giá đúng vai trò, sức mạnh của nhân dân, tin vào dân, “dễ trăm lần khơng dân cũng chịu nhưng khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tại Điều 24 Hiến pháp 1946 quy định: “Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra” [177, tr.12] và Chính phủ đó phải thật sự là của toàn dân.

3.1.3.2. Đạo đức và pháp luật là phương tiện giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân

Trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, trước hết là Hồ Chí Minh ln coi trọng vai trị của giáo dục đạo đức và sau đó là kết hợp với giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tuân thủ pháp luật trong quản lý bộ máy nhà nước, đồng thời giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng và tôn trọng các quy tắc của đạo đức trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, Pháp luật là do con người tạo nên từ nhu cầu của đời sống xã hội nhằm đảm bảo cho đời sống xã hội và của mỗi cá nhân ngày càng phát triển với chất lượng tốt hơn. Do đó, con người là chủ thể trực tiếp có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật. Hồ Chí Minh yêu cầu từ Chủ tịch nước đến nhân viên trong ủy ban hành chính các làng xã, mọi tổ chức, cơ quan, đoàn thể đều phải hết sức tuân thủ pháp luật, làm gương cho nhân dân, không ai được đứng trên, đứng ngồi pháp luật và tơn trọng các giá trị đạo đức truyền thống. Bất cứ ai vi phạm đều phải bị xử phạt nghiêm minh. Hồ Chí Minh tun bố: “Nếu cán bộ địa phương có điều gì sai lầm, nếu đồng bào có điều gì oan ức thì đồng bào phái đại biểu đến trình bày với tơi và Chính phủ; tơi đảm bảo rằng tơi và Chính phủ sẽ trừng trị những cán bộ có lỗi, sẽ làm cho đồng bào khỏi oan ức” [94, tr.466]. Điều đó, Hồ Chí Minh u cầu mỗi người có ý thức tự giác thì sẽ có trách nhiệm trong thực hiện pháp luật và có lối sống phù hợp với yêu cầu của

xã hội. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải lấy: “Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố khơng chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân”[97, tr.259]. Giáo dục ý thức và thực hiện pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân là một trong những nội dung cơ bản được Hồ Chí Minh chú trọng. Khi pháp luật đến được với người dân và dân biết quyền hạn và nghĩa vụ của mình được pháp luật bảo vệ thì sẽ tự giác chấp hành pháp luật, tôn trọng pháp luật trong thực tế cuộc sống. Do đó, cơng bố đạo luật chưa phải đã xong mà điều quan trọng là phải tuyên truyền giáo dục trong dân để dân hiểu, dân nhớ và thi hành, đồng thời, tuyên truyền phải đi liền với làm gương mới đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, muốn giáo dục ý thức thực hiện pháp luật, trước hết, cán bộ pháp luật phải gương mẫu, phải vô tư, không thiên vị, tư thù, tư ốn, khơng tự cho mình đứng trên và đứng ngồi pháp luật: “Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính, mình khơng chính mà muốn người khác chính là vơ lý” [94, tr.30]. Điều đó, khẳng định phương châm: “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”. Liên hệ vào lĩnh vực phịng chống tham ơ, tham nhũng trong một thời kỳ lịch sử cụ thể, chúng ta có thể khẳng định rằng: Để giảm thiểu nạn tham nhũng, điều quan trọng khơng phải tăng nặng hình phạt mà là phải tăng cường giáo dục đạo đức, thức tỉnh lương tâm và ý thức trách nhiệm của những người vi phạm pháp luật, đồng thời khuyến khích việc tham gia tố giác hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước, sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong việc thực hiện pháp luật và tôn trọng pháp luật; bản thân con người sẽ thấy có trách nhiệm, thực thi nhiệm vụ của mình và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.

3.1.3.3. Đạo đức và pháp luật phải là cơng cụ để tạo dựng kỷ cương, duy trì trật tự và bảo vệ sự bình đẳng: Bình đẳng dân tộc, bình đẳng xã hội, bình đẳng giai

cấp, bình đẳng giới, v.v…

Người đã từng nói: Khơng sợ thiếu, chỉ sợ khơng cơng bằng. Vì vậy, để đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội, đồng thời ngăn ngừa và trừng trị những âm mưu phá

hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại thành quả cách mạng, hạnh phúc của nhân dân, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I (11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm, nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh đến những người làm việc ở các ủy ban làng hiện đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao, Chính phủ cũng đã hết sức làm gương và nếu làm gương khơng xong thì sẽ dùng pháp luật mà trừng trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết. Vì vậy, pháp luật phải đúng và đủ để làm cơ sở cho mọi người dân, cán bộ tơn trọng và thực hiện. Điều đó, cho thấy Hồ Chí Mình đã tập trung chỉ đạo đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế, tạo cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành và pháp luật đến được với người dân, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở, nền tảng đạo đức của dân tộc.

3.1.3.4. Đạo đức và pháp luật đều là những khuân mẫu, mực thước, chuẩn mực cho hành vi của con người; là lẽ sống, men sống còn pháp luật là chuẩn mực

hành vi của con người trong xã hội. Bởi lẽ cả đạo đức và pháp luật đều là những ngun tắc xử sự chung, nó được hình thành từ trong đời sống và quay trở lại điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vấn đề này và nêu lên quan điểm nếu như tăng cường đưa pháp luật vào cuộc sống thì phải đi đơi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức và người dân.

Đạo đức là lẽ sống, men sống còn pháp luật là chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn hiểu các chủ thuyết có giá trị khác, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thì trước hết phải hiểu và hành động theo các chuẩn mực của truyền thống dân tộc. Bởi lẽ, với mỗi điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có một nền đạo đức và có một hệ thống pháp luật được quy định phù hợp. Nghĩa là khi đạo đức và pháp luật phù hợp với quy luật phát triển của đời sống, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, phù hợp với các loại lợi ích trong xã hội thì khi đó phản ánh đúng thực trạng điều kiện xã hội. Tuy nhiên, nếu chúng không phù hợp sẽ gây ra sự cản trở phát triển xã hội, làm cho đời sống mất ổn định. Đạo đức là lẽ sống, men sống, còn pháp luật là chuẩn

mực hành vi của con người, nhưng việc thực hiện pháp luật lại do đạo đức của con người quyết định. Vì vậy, đạo đức và pháp luật khơng thể tách rời nhau, mà Hồ Chí Minh coi pháp luật như là hiện thân của đạo đức, bảo vệ đạo đức trong việc điều chỉnh hành vi của con người nói chung và đối với cán bộ, cơng chức nhà nước nói riêng.

Đạo đức và pháp luật là giá trị chuẩn mực chung điều chỉnh hành vi của con người thông qua giáo dục ý thức thực hiện pháp luật và có lối sống phù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, chuẩn mực pháp luật phải gắn liền với chuẩn mực đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Chuẩn mực đạo đức và pháp luật cùng có chức năng và phạm vi điều chỉnh rộng, phổ biến, trong đó, đạo đức khơng chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội gần giống với pháp luật, nó cịn quy định bổn phận của con người đối với các mối quan hệ xã hội,…còn pháp luật đưa ra các quy tắc bắt buộc phải thực hiện và điều chỉnh hành vi của con người bằng cách quy định cho con người tham gia vào các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Vì vậy, trong mọi mối quan hệ của xã hội, con người là yếu tố trung tâm tiếp nhận giá trị chuẩn mực của đạo đức và pháp luật để thực hành trong thực tế, tạo nên một xã hội có trật tự, kỷ cương phép nước nghiêm minh. Đồng thời khẳng định đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)