Kết hợp đạo đức và pháp luật được thể hiện trong quá trình thiết kế bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 87 - 97)

bộ máy nhà nước

Kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân được Hồ Chí Minh quan niệm như một chỉnh thể thống nhất, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, có quan hệ tác động qua lại với nhau và cùng hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân được cấu thành

bởi một thiết chế quyền lực: Chủ tịch nước; Quốc hội; Chính phủ và Tịa án được thiết lập thể hiện tập trung trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 (hai bản Hiến pháp do Chủ htịch Hồ Chí Minh trực tiếp chủ trì soạn thảo). Hiến pháp ghi nhận chế độ xã hội, chế độ nhà nước, các nguyên tắc pháp lý của nền dân chủ nhân dân. Đối với từng thời kỳ cách mạng, nhà nước ta có các đạo luật ghi nhận đầy đủ đặc điểm phát triển của từng thời kỳ đó, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của toàn bộ nhà nước. Việc khẳng định một thiết chế quyền lực trong bộ máy nhà nước có sự thống nhất giữa quyền lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính Phủ) và tư pháp (Tịa án) là điều Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Q trình trải nghiệm, tìm hiểu các chính thể nhà nước trên thế giới, đặc biệt là từ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước, Hồ Chí Minh nhìn nhận quan điểm của Mác: “Quyền lập pháp là quyền lực phải tổ chức cái phổ biến” [80, tr.83]. Cơ quan lập pháp là cơ quan quy định cái phổ biến, nâng ý chí phổ biến của nhân dân lên thành pháp luật “tại nghị viện, quốc dân nâng ý chí của mình lên thành pháp luật, nghĩa là làm cho pháp luật của giai cấp thống trị biến thành ý chí phổ biến của quốc dân” [76, tr.83]. Cho nên cách mạng thành công, cần phải thành lập ra nhà nước và quyền lực trong nhà nước đều thuộc về nhân dân; Nhà nước do dân lập ra để đại diện nhân dân tham gia quyền lực của mình thơng qua Quốc hội. Vì vậy, Quốc hội chính là cơ quan cao nhất có quyền lập pháp, là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân.

3.2.1.1. Về lập pháp

Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền lập pháp của một nhà nước. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34/SL(ngày 20/9/1945) quyết định thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp (gồm 7 đồng chí, trong đó Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban) và yêu cầu “bản Hiến pháp…sau khi thảo xong, chúng ta cần phải trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách rộng rãi. Có như thế bản Hiến pháp của chúng ta mới thực sự là một Hiến pháp của nhân dân, của chế độ dân chủ” [98, tr.511-512] và Người giải thích: “Cần có hiến pháp, vì nước ta trước bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, cần có

Hiến pháp dân chủ, vì trước đó, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ” [92, tr.7].

Các đạo luật được ban hành trong Hiến pháp và pháp luật đều thể hiện tinh thần đạo đức mới – đạo đức cách mạng. Người nói “trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta khơng có Hiến pháp. Nhân dân ta khơng được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ” [92, tr.7]. Vì vậy, “trong năm đầu (1946), Quốc hội đã thơng qua Hiến pháp. Đó là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta, nó xác nhận những thắng lợi to lớn của nhân dân ta đã làm Cách mạng tháng tám thành cơng, đã thốt khỏi gót sắt thực dân, đã lật đổ ngai vàng vua chúa” [100, tr.548] và “xác định quyền lợi của giai cấp công nhân và nhiệm vụ của họ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội” [100, tr.549]. Cơng tác lập pháp có lợi cho dân, cho nước nên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải làm ngay và làm hết sức mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản quyết định tồn bộ nội dung bản hiến pháp chính là vấn đề chính quyền của ta là của dân, do dân, vì dân; chính quyền đó sẽ thực hiện một chính sách nhất quán là không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Một Quốc hội hợp pháp, hợp đạo đức, là nền tảng để pháp luật kết hợp với đạo đức trong hoạt động lập pháp, song việc đó có thực hiện được hay không phụ vào phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn của từng đại biểu Quốc hội. Hồ Chí Minh trước sau như một, khẳng định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội phải trước hết là có tài, có đức, để đứng ra lo, khơng có đặc quyền, đặc lợi. Ngay cả người cộng sản muốn nhân dân tín nhiệm cũng khơng phải là do “dán lên trán hai chữ cộng sản” mà trước hết phải là người có tư cách, đạo đức, là tấm gương mực thước cho người ta bắt chước. “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà” [92, tr.153]. Người luôn kêu gọi các đại biểu dù trúng cử hay khơng, đều nên tiếp tục “tỏ lịng hăng hái với nước, với dân”, “gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta”.

Hồ Chí Minh nêu cao tư cách của Đại biểu Quốc hội có tầm quan trọng đặc

biệt, nó khơng chỉ quyết định tính nhân dân, tính đạo đức của luật pháp, mà còn đảm bảo cho nhà nước không đi chệch con đường của dân, do dân, vì dân. Điều

này, được lịch sử chứng minh rõ ràng: Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành cơng, vì u cầu của hoàn cảnh khách quan, Đảng ta phải tuyên bố tự giải tán, trong Quốc hội khơng có Đảng đồn, lao động phải chấp nhận cho một lực lượng phản động không nhỏ tham gia Quốc hội, song chính bằng tấm gương đạo đức vì dân, vì nước nên đa số các đại biểu Quốc hội là Mặt trận Việt Minh, với nòng cốt là đảng viên cộng sản, đã nỗ lực quên mình chiến đấu trong Quốc hội, do vậy, Quốc hội đã làm trịn sứ mạng của mình, khơng đi chệch lý tưởng cách mạng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Quốc hội khóa I đã đảm bảo cho các đạo luật được cụ thể, được xây dựng phù hợp với đạo đức cách mạng, phát huy hiệu quả to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập pháp. Thông qua Quốc hội, nhân dân thực hiện một cách tập trung nhất quyền làm chủ của mình trong hoạt động lập pháp. Bên cạnh đó, quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động lập pháp còn được thực hiện thông qua quyền đưa ra sáng kiến pháp luật của các tổ chức chính trị xã hội, mà Hồ Chí Minh gọi là các đồn thể quần chúng.

Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động lập pháp còn nhấn mạnh việc khuyến khích, động viên, tổ chức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật. Hiến pháp năm 1946, 1959 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh có thể thấy Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng Hiến pháp và các đạo luật cơ bản đều phải dựa trên cơ sở sáng kiến pháp luật của tồn dân, có sự đóng góp chung từ Ban soạn thảo đến các cơ quan đoàn thể, các tầng lớp nhân dân. Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh nhận định: “Nhân dân ta đã hăng hái sử dụng quyền dân chủ của mình để xây dựng Hiến pháp của mình. Nhân dân các địa phương, các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị bộ đội, Hội đồng nhân dân

các tỉnh, nhiều đồng bào ở miền Nam và kiều bào ở nước ngồi, các báo chí đã góp nhiều ý kiến” [100, tr.378].

3.2.1.2. Về hành pháp

Trong hoạt động hành pháp, Hồ Chí Minh chú trọng đến việc tổ chức hệ thống các cơ quan nhà nước theo pháp luật và thực hiện các chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật. Chỉ trong hai năm (1945, 1946), Người đã trực tiếp ký và

ban hành 54 sắc lệnh vể tổ chức bộ máy nhà nước và 37 sắc lệnh quy định về nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó, về tổ chức bộ máy hành pháp, có sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945 về tổ chức quyền hạn, cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp và các sắc lệnh về tổ chức, nhiệm vụ của các bậc chuyên ngành: Về nội dung quản lý, nổi bật là Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 về việc tạm thời sử dụng bộ luật cũ, có trừ một số điểm khơng phù hợp với chế độ mới và các sắc lệnh quy định về quản lý trên các lĩnh vực thuế, thương mại, kỹ nghệ, canh nơng, giao thơng cơng chính, lương bổng, hưu trí, hộ tịch, quốc tịch.

Nội dung quy định về hoạt động hành pháp trong các sắc lệnh mà Hồ Chí Minh trực tiếp ký ban hành, có thể thấy tư tưởng xun suốt của Người đó là xây dựng “Chính phủ là cơng bộc của dân”. Bài viết về Chính phủ là cơng bộc của dân, Hồ Chí Minh đã làm rõ khía cạnh mới trong quan hệ giữa Chính phủ và người dân, trước đây (trước khởi nghĩa19/8/1945) nói tới hai chữ Chính phủ người ta nghĩ ngay tới một bọn cướp nguy hiểm, xảo quyệt, cịn nay Chính phủ đối với nhân dân như người “anh cả” trong gia đình, các Ủy ban nhân dân là “hình thức Chính phủ của địa phương”. Vì vậy, cơng việc của “chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho dân. Nói tóm lại, bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại” [92, tr.21]. Chính cách nói giản dị này cho thấy Hồ Chí Minh đã thiết kế nội dung đạo đức cách mạng là cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp của nhà nước. Và thực tế cho thấy, hệ thống cơ quan hành pháp của

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã hoạt động hết sức hiệu quả, được nhân dân tín nhiệm cao qua các thời kỳ lịch sử.

Chính phủ phải là cơng bộc của dân và để chính phủ trở thành cơng bộc của dân, thì đường lối, chính sách quản lý xã hội do Chính phủ định ra phải phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, làm cho mỗi người dân được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và nó phải được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Bởi vậy, khi hình thành bất cứ chính sách quản lý nào, Hồ Chí Minh đều nhắc nhở phải xuất phát từ quyền lợi của dân, không được quan liêu, tùy tiện dùng mệnh lệnh, chỉ thị áp đặt. Người căn dặn:

“Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính tốn cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và của Nhà nước” [101, tr.71].

Do đó, theo Hồ Chí Minh, cơ quan hành pháp có thực sự trở thành cơng bộc của dân hay khơng đều được thể hiện ở việc vạch ra chính sách quản lý nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay khơng và nội dung chính sách ấy phải được thể hiện chi tiết, cụ thể, cẩn thận trong các văn bản pháp luật về quản lý do cơ quan hành pháp ban hành. Khi nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo cơ quan hành pháp của Hồ Chí Minh, nhiều Sắc lệnh được Hồ Chí Minh ký trong thời gian này đã thể hiện rõ nét tư tưởng kết hợp đạo đức và pháp luật như: Sắc lệnh về quản lý lương thực; quản lý giáo dục và ban hành quốc lệnh kháng chiến kiến quốc; và nhiều sắc lệnh liên quan, đồng thời Người thay mặt Chính phủ đề xuất với Quốc hội thông qua luật Lao động, luật cải cách ruộng đất, v.v...

“Kiên quyết chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ bất kỳ việc lớn, việc nhỏ; - Tin tưởng chắc chắn vào chính sách và sự lãnh đạo của Đảng; - Dựa hẳn vào quần chúng” [98, tr.183], đồng thời “phải thấu suốt chính sách của Đảng và Chính phủ. Phải đi đúng đường lối quần chúng. Phải thật sự gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân. Phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của quần chúng. Phải thiết thực quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải cần, kiệm, liêm, chính. Phải gương mẫu. Phải có tinh thần trách nhiệm cao độ. Phải chống quan liêu, mệnh lệnh, hình thức. Chống tham ơ lãng phí” [100, tr.438].

Có thống nhất phương châm như vậy, thì mới thấu suốt và tuyệt đối chấp hành mọi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Chính phủ và đi đúng đường lối quần chúng, “kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước” [101, tr.67]. Vì vậy, một mặt phải tuyệt đối chấp hành chính sách, pháp luật, giữ nghiêm phép nước, mặt khác, trên cơ sở đạo đức vì dân, lợi dân, ích quốc, cần vận dụng sáng tạo chính sách, pháp luật cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và phải biết giải quyết được những việc trong cuộc sống hàng ngày đặt ra mà chính sách, pháp luật khơng thể bao hàm hết được. Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần tự động của các cơ quan hành pháp trong hoạt động quản lý của nhà nước như: Vừa tuân theo pháp luật chính phủ đã ban hành, vừa tuân theo ý nguyện của dân chúng.

Các biện pháp thực hiện của các cơ quan hành pháp. Theo Hồ Chí Minh, khi phát hiện có khuyết điểm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thì tùy theo mức độ mà xử lý, song trước hết cần phải “dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình để tỏ rõ mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy. Như thế thì cán bộ càng thêm trọng kỷ luật và lịng phụ trách” [93, tr.637]. Hồ Chí Minh thấy rõ giá trị của đạo đức quyết định đối với nhân cách con người. Khi chuyển biến về đạo đức, con người sẽ hành động tích cực, chấp hành chính sách,

pháp luật của Đảng, của Chính phủ. Người ta có thể che dấu được sai phạm trước mọi cách thức, phương pháp, song không thể che dấu trước lương tâm, đạo đức của chính mình. “Đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế, mà cơng kích họ. Trái lại, ta phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao mà sai lầm? Sai lầm như thế sẽ có hại đến cơng việc thế nào? Làm thế nào mà sửa chữa? Tóm lại, phải phê bình cho đúng”[93, tr.323]; Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc xử lý sai phạm bằng pháp luật. Người cho rằng, khơng nhất thiết bất cứ việc gì cũng xử phạt và ngược lại khơng xử phạt bất cứ việc gì là khơng đúng. Vấn đề là phải xử phạt cho nghiêm minh:

“Song không phải tuyệt nhiên khơng dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to việc nhỏ. Nếu nhất luật khơng xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hồn tồn không dùng xử phạt cũng khơng đúng, mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng khơng đúng. Vì vậy, cần phải

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)