Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 72 - 78)

Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người cụ thể, là mặt hoạt động tinh thần, ý thức của con người, do con người sáng tạo và khái quát hóa trên cơ sở nhận thức những nhân tố khách quan để hình thành nên nét đặc sắc của mình trong quá trình hoạt động thực tiễn. Những nhân tố nào đã giúp cho Hồ Chí Minh có sức lan tỏa đến ngày hôm nay ?

2.2.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ khoa học của Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước. Người được nuôi dưỡng và thừa hưởng tinh thần yêu nước từ chính trong gia đình – quê hương – đất nước của mình. Chứng kiến cảnh “mất nước”, người dân bị áp bức bóc lột trong thời kỳ là thuộc địa của thực dân Pháp. Người đã khơng ngừng tìm hiểu, chủ động tổng kết các phong trào cách mạng ở trong nước để tìm ra nguyên nhân vì đâu mà thất bại, để từ đó tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Điều đó, khẳng định Người ln có một tư duy độc lập và sáng tạo để nắm bắt cái mới, tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là khi học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta phải nắm lấy thực chất tinh thần và phương pháp khoa học, nắm lấy điều cốt yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin để hành động, để ứng xử với con người và với cơng việc chứ khơng phải học thuộc lịng từng câu từng chữ, hoặc để lòe thiên hạ. Đồng thời, Người luôn chú trọng kinh nghiệm, bám sát thực tế, đề cao các hoạt động thực tiễn và thực hành nhưng khơng rơi vào rập khn, máy móc, giáo điều. Người nói, nghiên cứu lý luận mà không gắn với thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn là lý luận sng, cịn hoạt động thực tiễn mà khơng có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng, như “nhắm mắt mà đi”. Do đó, phải trên cơ sở lý luận và tổng kết thực

cách mạng luôn đưa ra những dự báo chính xác, đặc biệt trong dự báo thời cơ cách mạng tháng Tám năm 1945 và những điều kiện để thiết lập một nhà nước mới ngay sau khi giành được thắng lợi. Vì vậy, có thể nói trí tuệ, tầm nhìn bao quát của Hồ Chí Minh đối với những vấn đề của thực tiễn đặt ra luôn là bài học cho chúng ta noi theo.

2.2.2.2. Bản lĩnh chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

Bản lĩnh là tố chất cần thiết quyết định sự vững vàng, tính kiên định, sự độc lập chủ động trong hành động trước mọi hồn cảnh, nhất là trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Hồ Chí Minh là một tấm gương về bản lĩnh, trí tuệ. Người nói: “Khi tơi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tơi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” [89, tr.461]. Do đó, Hồ Chí Minh đã lựa chọn sang Pháp và các nước phương Tây với một bản lĩnh và trí tuệ đặc biệt. Người đã vượt qua tầm thời đại cũ, bắt đầu nhận thức về thời đại mới và quyết định dấn thân vào đó để tìm đường cho dân tộc ta theo đi.

Quá trình bơn ba khắp các châu lục, Hồ Chí Minh ln giữ vững bản lĩnh chính trị và khơng ngừng nỗ lực tự học hỏi để trang bị cho mình một khối lượng tri thức hiện đại hết sức súc tích, lơgíc và chặt chẽ. Chỉ có một phẩm chất trí tuệ đặc biệt mới thực hiện được điều đó và chính điều đó lại giúp cho Hồ Chí Minh có óc phê phán sáng suốt. Khơng ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh lại chọn nơi dừng chân để bắt đầu cuộc đấu tranh của mình là Pari, trung tâm chính trị khơng chỉ của nước Pháp mà của cả Châu Âu. Ở đó, Hồ Chí Minh đã có một chọn lựa thiên tài. Nắm bắt được điểm cốt lõi của bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin thông qua tờ báo Humanite’s – Cơ quan ngôn luận của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành Quốc tế ba và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường sáng cho dân tộc mình. Con đường đưa dân tộc đến độc lập, phồn vinh, đưa nhân dân tới tự do hạnh phúc theo con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định:

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no trên quả đất,v.v.. Xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau [87, tr.461].

Với bản lĩnh chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn đã làm nên “chất thép” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Người ln ln kiên định, nhất quán lập trường, quan điểm của mình ngay cả những lúc cuộc sống và sinh mệnh chính trị bị đe dọa, thử thách bởi sự cô lập của Quốc tế cộng sản những năm 1930 - 1938, trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch năm 1942 - 1943, trước hiểm họa thù trong, giặc ngoài muốn “diệt Cộng, cầm Hồ” những năm 1945 – 1946;…Với bản lĩnh chính trị và tầm nhìn chiến lược, Người khơng chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm một con đường cứu

nước mà còn trực tiếp thiết kế mơ hình nhà nước và chỉ đạo xây dựng nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, đúng như V.I.Lênin nhận

định: Bản lĩnh chính trị của những người cộng sản chân chính giữ vai trị quyết định sự thành cơng của chính quyền cách mạng, rằng chỉ giai cấp nào đi theo con đường của mình mà khơng do dự, khơng chán nản và không sa vào tuyệt vọng trong những bước ngoặt khó khăn nhất, gay go nhất và nguy hiểm nhất, thì mới có thể lãnh đạo được quần chúng lao động và bị bóc lột [12, tr.256].

2.2.2.3. Tấm gương đạo đức và tinh thần thượng tơn pháp luật của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là hiện thân của những phẩm chất cao quý, là nhà chính trị Mácxít tiêu biểu của thời đại chúng ta về tài năng và đức độ, đức tính ngay thẳng, trung thực, linh hoạt, mẫu mực trong đời sống, ln hịa mình với quần chúng, vì nhân dân, vì dân tộc, vì sự nghiệp hịa bình và tiến bộ của cả lồi người.

Ở Người phẩm chất đạo đức, tư duy chính trị pháp lý nhạy bén, hiểu thấu và thi hành một cách sáng tạo lý luận và thực tiễn. Người đã thực hiện trọn vẹn điều mà Người đã vì nó mà cống hiến cả đời cho dân tộc: “Cả đời tơi chỉ có một mục

đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân” [92, tr.272]. Tình cảm yêu nước, thương dân là động lực chính giúp Người vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù tàn bạo giành lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Phẩm chất đạo đức đầy bản sắc Việt Nam đó thơi thúc Hồ Chí Minh nhẫn nại, kiên cường tìm tịi, học hỏi và mách bảo cho lý trí Người nhận thấy đường ra cho dân tộc. Hồ Chí Minh kể lại, khi đọc Luận cương của Lênin, Người đã khóc vì tìm thấy con đường cho dân tộc mình đi, mặc dù thật sự lúc đó, Người cũng khơng hiểu hết Luận cương này vì qua nhiều từ ngữ chính trị khó hiểu. Chính lịng u nước, thuơng dân đã đưa Hồ Chí Minh đến với V.I Lênin, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.

Hồ Chí Minh đã cho ta một ý niệm đầy đủ nhất về phẩm chất đạo đức nhân văn hết sức tiêu biểu của Người. Nhờ vậy, giữa vô vàn đường lối và học thuyết khác nhau, Hồ Chí Minh đã tìm ra một mục tiêu lý tưởng và con đường cách mạng đúng đắn. Trọng tâm của sự lựa chọn đúng đắn ấy là lựa chọn Đảng kiểu mới, lựa chọn nhà nước kiểu mới, lựa chọn lực lượng và phương pháp đấu tranh, lựa chọn chế độ mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong đó, Hồ Chí Minh nhận thức rõ về các nhà nước pháp quyền tư sản và hoạt động quản lý của nó có ưu điểm là đề cao vai trị của pháp luật trên cơ sở nguyên tắc mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật và pháp luật đó ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Điều này, cho thấy điểm vượt trội của “pháp quyền” phương Tây so với “pháp trị” của phương Đông, bởi lẽ “pháp trị” của phương Đơng thường chỉ đề cao vai trị, sức mạnh của pháp luật, còn quyền của con người bị coi nhẹ.

Vì vậy, Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn ai hết về một nền “pháp lý” ở Đơng Dương mà chính quyền thực dân Pháp “cai trị” ở các nước Đông Dương và các nước nằm trong hệ thống thuộc địa của Pháp là vô đạo đức, vô pháp luật, khơng có nhân quyền. Người đã vạch trần tội ác của chính quyền thực dân Pháp trên bán đảo Đơng Dương và yêu cầu Pháp quản lý ở Đông Dương phải bằng pháp luật, cho họ quyền bình đẳng, quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí như luật pháp của Pháp quy định và xóa bỏ đi những sắc lệnh vơ đạo đức mà Pháp đã dùng đối với người bản xứ ở Đơng Dương. Vì

vậy, trong tư duy của Người ln phủ nhận chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam, khơng chấp nhận một chính quyền phi pháp trên đất nước ta.

Mặt khác, trong cuộc đấu tranh kiên quyết chống chế độ nhà nước, pháp luật tư sản và chế độ thuộc địa tàn bạo, đầu năm 1930, Hồ Chí Minh đã đưa ra những phác thảo cơ bản về xây dựng nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: Con đường cách mạng Việt Nam là “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản; Về nhà nước: Dựng ra Chính phủ cơng nơng binh; Về pháp luật: Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân” [91, tr.1]

Với những phác thảo bước đầu nêu trên, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân đã định hình những nét cơ bản nhất, đúng như nhận định của Đảng ta: “Với Cương lĩnh đó, những nét lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành” [49, tr.1-2]. Do vậy, quá trình “bơn ba” ở nước ngoài và từ thực tiễn của đất nước, Hồ Chí Minh đã hình thành và xác lập quan điểm về một mơ hình nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân, trong đó, đạo đức và pháp luật là cơng cụ được vận dụng linh hoạt trong hoạt động quản lý của nhà nước sau này.

Tiểu kết chương 2

Đạo đức và pháp luật là những giá trị chuẩn mực, công cụ quản lý được kết hợp một cách linh hoạt qua các triều đại lịch sử dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà các giai cấp cầm quyền sử dụng đạo đức và pháp luật phù hợp với điều kiện thức tế quản lý bộ máy nhà nước. Vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu của chương 2, luận án đã tập trung vào làm rõ được một số nội dung sau:

Một số khái niệm về đạo đức; pháp luật; sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật; xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, trên cơ sở đó rút ra khái niệm

trung tâm của luận án là một hệ thống quan điểm cơ bản về mục tiêu, vai trò, bản chất, nội dung và nguyên tắc thực hiện sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh;

Về cơ sở hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hồ Chí Minh kế thừa và tiếp thu những tư tưởng lý luận về kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong lịch sử xây dựng nhà nước của dân tộc, của văn hóa phương Đơng, phương Tây và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào xây dựng nhà nước của dân, do dân, vi dân ở Việt Nam. Đặc biệt là, Người cịn tập trung vào tìm hiểu cơ

sở thực tiễn về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước Việt Nam thời kỳ thuộc địa, nửa phong kiến và khảo sát những kinh nghiệm của

các nước trên thế giới, để từ đó Hồ Chí Minh lựa chọn, thâu thái được những giá

trị căn bản để làm nên tư tưởng đặc sắc của mình trong quá trình kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân sau khi giành được chính quyền cách mạng.

Vì vậy, Hồ Chí Minh ln thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, nhạy bén, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, tơn trọng Hiến pháp và pháp luật. Người đã kết hợp linh hoạt đạo đức và pháp luật vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta để thiết lập, tổ chức và xây dựng một bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân trên nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chương 3. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)