Kết hợp đạo đức và pháp luật trong việc xác lập công cụ quản lý bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 97 - 99)

máy nhà nước

Xác lập các công cụ quản lý là nội dung quan trọng sau khi thành lập nhà nước. Do đó, cùng với việc xác định cơng cụ quản lý nhà nước bằng pháp luật, cần phải kết hợp với đạo đức nhằm khẳng định trong quản lý nhà nước, mọi việc phải thấu tình đạt lý, để người dân tin và cùng hướng tới xây dựng nhà nước trong sạch, hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, trong các cơng cụ quản lý nhà nước thì đạo đức và pháp luật là những cơng cụ cơ bản được Hồ Chí Minh xác lập trong quản lý bộ máy nhà nước và trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước, Người đã sử dụng linh hoạt vấn đề này.

3.2.2.1. Đạo đức

Đạo đức được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực mà nhờ đó con người tự

giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với u cầu của xã hội. Do đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và coi đó là cơng cụ hỗ trợ khơng thể thiếu trong bộ máy quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, giá trị đạo đức truyền thống cũng có nhiều sự biến đổi theo, cho nên để đảm bảo đạo đức

là công cụ hỗ trợ quan trọng trong quản lý nhà nước thì cần phải có sự bảo vệ, hỗ trợ hiệu quả từ pháp luật thông qua hoạt động của nhà nước. Vì lẽ đó, pháp luật

thống của dân tộc, đồng thời tác động, thúc đẩy những quan niệm đạo đức mới, những chuẩn mực mới phù hợp với bối cảnh xã hội và loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu, khơng tiến bộ. Bản thân Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng trong thực hành đạo đức và tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, đồng thời chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống kết hợp với giáo dục đạo đức cách mạng.

Vì vậy, trong xây dựng nhà nước Hồ Chí Minh ln chú trọng xây dựng những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Đạo đức được hiểu như là pháp luật tối đa, còn pháp luật được hiểu là đạo đức tối thiểu, nghĩa là trong đạo đức chuẩn có pháp luật, trong pháp luật chuẩn có đạo đức ngự trị mà ai cũng phải hiểu và tự giác tuân thủ, chấp hành.

3.2.2.2. Pháp luật

Theo Hồ Chí Minh, pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Do đó, trong hoạt động quản lý nhà nước vấn đề dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau và mọi quyền dân chủ phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, pháp luật của ta là pháp luật dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân. Nếu không quản lý nhà nước bằng pháp luật, sẽ dẫn đến sự lạm quyền, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Cịn nếu khơng có pháp luật, bộ máy nhà nước không thể tồn tại và thực hiện chức năng của nó. Trong các kiểu nhà nước mà quyền lực thuộc về thiểu số giai cấp thống trị bóc lột, thì pháp luật là cơng cụ để giai cấp thống trị bảo vệ duy trì, củng cố địa vị thống trị và phục vụ lợi ích vật chất, thực hiện, áp đặt ý chí của mình đối với giai cấp bị bóc lột. Vì thế pháp luật trong các nhà nước bóc lột khơng có dân chủ, tự do, bình đẳng, làm cho biểu tượng về cán cân cơng lý bị bóp méo.

Pháp luật phải đúng, đủ. Để ban hành một hệ thống pháp luật đúng và đủ trong điều kiện xây dựng nhà nước mới thì cần phải có thời gian. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, trong q trình xây dựng nhà nước mới khơng hồn tồn thủ tiêu hệ thống các văn bản pháp luật của chế độ cũ, mà Người chủ trương tạm thời tiếp tục duy trì những văn bản pháp luật còn giá trị, còn những văn bản pháp luật nào phương hại đến chế độ mới thì phải loại bỏ. Mặc dù, từ rất sớm (năm 1919) trong

Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam, Hồ Chí Minh đã yêu cầu thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật, thực thi pháp quyền, song khi ở cương vị Chủ tịch nước, đúng đầu Chính phủ mới nhưng vì điều kiện thực tế nên vẫn buộc phải dùng một hệ thống sắc lệnh cũ để quản lý đất nước. Bằng bản lĩnh chính trị - tư duy pháp lý Hồ Chí Minh đã linh hoạt vận dụng các văn bản dưới luật vào quản lý nhà nước một cách phù hợp với điều kiện của lịch sử, đồng thời còn khắc phục được những khiếm khuyết của pháp luật cũ và khẳng định bản chất dân chủ nhân văn của pháp luật trong chế độ xã hội mới. Với việc kết hợp linh hoạt đó, đã giữ vững được ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời thể hiện được tầm nhìn của Hồ Chí Minh trong mọi vấn đề phải có “thần linh pháp quyền”. Hồ Chí Minh kiên quyết cho rằng: Pháp luật và quyền lực nhà nước phải thừa nhận, bảo đảm những yêu cầu cơ bản về đạo đức đối với cá nhân con người. Người cũng hết sức thấm thía: Khơng thể có những pháp luật đẻ ra từ quyền lực, từ kẻ mạnh, mà lại có lợi cho những con người bị áp bức và những yêu cầu làm người của họ. Khơng thể có tự do ở những người dân mất nước. Khơng thể có bình đẳng giữa kẻ bóc lột và những người bị bóc lột. Khơng thể có bác ái từ bàn tay và tấm lịng của bọn cướp nước và bán nước. Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Người đã đanh thép tuyên bố về quyền tự quyết thiêng liêng đó như là u cầu khơng thể thiếu được của quyền con người mà hai bản tun ngơn nói trên đã nêu. Người nói: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [92, tr.1].

Vì vậy, ở cương vị đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh ln chú trọng tới việc xây dựng pháp luật và sử dụng pháp luật như là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đấu tranh chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế lãnh đạo quản lý nhà nước, Hồ Chí Minh ln đề cao đạo đức, coi là công cụ đắc lực hỗ trợ pháp luật trên mọi phương diện quản lý quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)