Giá trị đối với việc thực hiện các nguyên tắc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 153 - 160)

luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay

Nguyên tắc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là một trong những nội dụng quan trọng của quá trình xây dựng nhà nước. Sinh thời Hồ Chí Minh yêu cầu phải có nguyên tắc cụ thể và “nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt. Các

công tác phải phối hợp và liên hệ với nhau, bộ phận phối hợp với toàn cục,v.v..”

[96, tr.555]. Do đó, trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã linh hoạt, mềm dẻo trong nguyên tắc thực hiện phối kết hợp giữa các bộ phận để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Đặc biệt là trong xây dựng nhà nước, Người đã khéo kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay tư tưởng của Người có giá trị nền tảng đối với việc thực hiện những nguyên tắc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

4.2.3.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực trong nước là của toàn thể nhân dân.

Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đưa nước ta bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Bản Hiến pháp năm 1946 là cơ sở pháp lý đầu tiên, bảo vệ quyền và lợi ích nhân dân sau khi giành được độc lập. Do vậy, trong Hiến pháp thể hiện những nguyên tắc căn bản, cốt lõi là: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hịa. Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1), và “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” (Điều 32). Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và cũng thông qua Hiến pháp, nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực của mình cho nhà nước. Điều đó thể hiện sâu sắc và nhất quán tư tưởng đề cao chủ quyền của nhân dân, lấy dân làm trọng. Nhân

hình thức dân chủ trực tiếp, bằng biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp. Các bản Hiến pháp tiếp theo tiếp tục khẳng định “quyền lực trong nhà nước đều thuộc về nhân” như: Hiến pháp năm 1959: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân”(Điều 4); Hiến pháp năm 1980: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”(Điều 6); Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức”(Điều 2); Hiến pháp năm 2013 (chỉnh sửa bổ sung): “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực trong nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức”(Điều 2). Đây là nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, quy định nền tảng và chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích và sức mạnh của quyền lực nhà nước ở nước ta là ở nhân dân.

Vì vậy, các cơ quan trong bộ máy nhà nước và cán bộ, đảng viên đều phải phụng sự lợi ích của nhân dân. Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước và có quyền kiểm sốt mọi hoạt động của nhà nước. Sinh thời, Hồ Chí Minh ln u cầu tất cả cán bộ phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính và làm gương cho dân chúng noi theo. Đồng thời có trách nhiệm trước nhân dân, thực hiện cái gì có lợi cho dân thì đó cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó, quyền lực bắt nguồn từ nhân dân, thống nhất vào nhân dân. Quốc hội, Chính phủ, cũng như các cơ quan nhà nước được phân công thực hiện quyền lực nhà nước đều thể hiện sự thống nhất quyền lực trong bộ máy nhà nước thuộc về nhân dân.

4.2.3.2. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các nhánh quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay

Trong nhà nước, sự thống nhất quyền lực là được bắt nguồn từ nhân dân và bản thân nhà nước cũng là một chỉnh thể thống nhất hành động vì những mục tiêu, mục đích nhất định. Việc định ra các nhánh quyền lực như quyền lập pháp – hành pháp – tư pháp là nhằm tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ và đảm bảo sự thống nhất giữa ba quyền này, đồng thời tạo cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực và hạn chế sự độc đoán, chuyên quyền, lạm dụng quyền lực trong bộ máy nhà nước.

Sự phân công thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước được thể hiện theo các chiều dọc và chiều ngang giữa các cơ quan cùng cấp khi cùng thực hiện quyền lực. Chẳng hạn như sự phân công quyền lực giữa các cơ quan tư pháp trong việc thực quyền tư pháp; sự phân cơng giữa các cơ quan tịa án với nhau về thẩm quyền xét xử, giải quyết các vụ việc…Cho nên, để bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm tránh sự xâm phạm về quyền trong cách thức xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước, sinh thời Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc hiến định nguyên tắc này trong Hiến pháp để thiết kế một bộ máy nhà nước phù hợp. Chính sự phân quyền trong Hiến pháp (năm 1946) đã làm cho quyền lực nhà nước được kiểm soát từ bên ngồi và từ chính nội bộ hệ thống các cơ quan nhà nước với nhau.

Bản chất sự kiểm sốt quyền lực nhà nước là tự thân nó đã đặt ra các yêu cầu cho việc Hiến pháp phải tạo nên sự cân bằng và chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Mỗi nhánh quyền lực đều có quyền giám sát tối cao trong phạm vi được phân quyền và chỉ Nhân dân - chủ thể duy nhất, thống nhất mới có quyền giám sát đối với hoạt động của tồn bộ bộ máy nhà nước. Hồ Chí Minh viết “chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thật sự tham gia quản lý nước”.

Vì vậy, trong việc phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì việc đầu tiên cần tiến hành, đó là phải xác định chính xác chủ thể kiểm soát chung của quyền lực nhà nước. Mọi chủ thể công quyền đều chịu sự ủy quyền về quyền lực và sự kiểm sốt

của Nhân dân. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước tự thân nó địi hỏi phải có sự phân quyền để kiểm sốt và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

4.2.3.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay. Tinh thần của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy của nhà nước ta. Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Thực chất của nguyên tắc tập trung dân chủ được Hồ Chí Minh lý giải, “nhân dân là ơng chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và ủy ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung. Chế độ dân chủ tập trung khiến cho toàn thể nhân dân (công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc) đều trở nên chủ nhân chân chính của nước nhà, đều đoàn kết để kháng chiến kiến quốc” [96, tr.263].

Chính từ những lập luận này, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc Hiến định về tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước được quán triệt trong Hiến pháp năm 1946 và ghi rõ trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 1959: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ” [100, tr.375]. Hơn nữa, Hồ Chí Minh coi nguyên tắc này là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong một chỉnh thể thống nhất “tập trung trên nền tảng của dân chủ” và “dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung”. Trong tập trung có yếu tố dân chủ, cũng trong dân chủ có yếu tố tập trung. Do đó, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước thì nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa sống cịn. Vì nếu vi phạm mặt nào cũng sẽ phá vỡ tính thống nhất của ngun

tắc, sẽ có hại cho việc tổ chức và hoạt động của nhà nước. Vì vậy, trong bộ máy nhà nước phải ln đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tiểu kết chương 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân đến nay vẫn là những chỉ dẫn quan trọng cho Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường xác lập lý luận và hoạch định đường lối lãnh đạo xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đã đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đó, khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kiệc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân được thể hiện trong việc xác định mục tiêu, bản

chất, vai trò và các thiết chế cấu thành bộ máy nhà nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có năng lực, phẩm chất, ý thức tuân thủ pháp luật; đề phịng sự tha hóa quyền lực, đấu tranh tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tuân thủ những nguyên tắc hoạt động nhằm xây dựng

nhà nước thực sự “liêm, chính”, tất cả vì lợi ích của nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình thơng qua hoạt động của bộ máy nhà nước.

Vì vậy trong chương 4, cùng với việc nghiên cứu, khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước giai đoạn hiện nay, còn khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là ngọn cờ soi đường cho sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đi tới thành công và tiếp tục khẳng định địa vị pháp lý của mình đối với các nước trong khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và khẳng định vai trị, bản chất, nội dung, giá trị của tư tưởng này là một vấn đề cấp thiết, có tính mới và khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã được công bố; đồng thời, có ý nghĩa đóng góp thiết thực cả về lý luận và thực tiễn vào q trình xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền giai đoạn hiện nay.

Đạo đức và pháp luật là những công cụ, giá trị chuẩn mực được các triều đại lịch sử của nước ta, cũng như các nước trên thế giới sử dụng làm những phương thức cơ bản để quản lý, xây dựng nhà nước và phát triển xã hội trật tự, kỷ cương, do vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là kết quả của sự “chắt lọc, khơi trong” tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ của nhân loại, đặc biệt là giá trị của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề này vào xây dựng thành công nhà nước dân tộc độc lập của Việt Nam. Phẩm chất đạo đức và bản lĩnh, trí tuệ, tư duy chủ động, sáng tạo của Hồ Chí Minh ln là tấm gương chuẩn mực cho chúng ta học tập và noi theo.

Kết hợp đạo đức và pháp luật là nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo Hồ Chí Minh, sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực chất là thiết kế một bộ máy nhà nước hợp hiến, hợp pháp, xác lập các công cụ quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và các nguyên tắc kết hợp nhằm phòng ngừa những căn bệnh tiêu cực trong nhà nước, xây dựng một nhà nước “liêm, chính” trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, bằng tư duy lý luận sắc sảo và hoạt động thực tiễn phong phú, Hồ Chí Minh đã trực tiếp lãnh đạo xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và có những chỉ dẫn quan trọng, góp phần to lớn vào những thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã để lại những quan điểm và kinh nghiệm quan trọng trong quá trình kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước của dân,

do dân, vì dân đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong việc hoạch định đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc kết hợp đạo đức và pháp luật vào xây dựng nhà nước là nhiệm vụ trung tâm, đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước phải có đường lối, chủ trương phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Do vậy, việc khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xác định mục tiêu, bản chất, vai trò và đổi mới các thiết chế cấu thành bộ máy nhà nước; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có năng lực, phẩm chất, ý thức tuân thủ pháp luật và đề phịng sự tha hóa quyền lực, đấu tranh tham nhũng trong bộ máy nhà nước; nguyên tắc kết hợp đạo đức và pháp luật trong tổ chức và hoạt động nhằm xây dựng nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân đến nay vẫn cịn ngun giá trị lý luận và thực tiễn, trở thành nền tảng tư tưởng và là tài sản tinh thần to lớn cho Đảng cộng sản Việt Nam quán triệt, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân – nội dung và giá trị (Trang 153 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)