Vai trò, vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân * Vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 34)

* Vai trị

- Thủy sản góp phần vào việc nâng tầm Việt Nam trên trường thế giới.

Kể từ khi đất nước đổi mới cho tới nay, thủy sản cùng với sản xuất lúa gạo là hai ngành có đóng góp lớn nhất trong việc đưa vị thể Việt Nam trên trường quốc tế, về đề xuất khẩu lương thực thực phẩm, luôn đứng trong tốp 5 nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo, và thủy sản. Năm 2010, Liên Hợp Quốc đã công nhận nước ta là nước đầu tiên trên thế giới hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. (Năm 2000, tỷ lệ đói nghèo của nước ta là 32%, mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đề ra cho nước ta là đến năm 2020 tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giảm xuống cịn 13%. Nhưng mục tiêu thiên niên kỷ này đã được Việt Nam hoàn thành vào năm 2010, tỷ lệ người nghèo ở nước ta cịn 13%, khơng có người bị đói, điều này đã được Liên Hợp Quốc công nhận). Thành công này có sự đóng góp chung của cả nền kinh tế, nhưng trong đó phải kể đến vai trị của ngành nơng nghiệp nói chung, mà cụ thể ở đây là sản xuất lúa gạo và sản xuất thủy sản. Có thể nói trên đây là thành tựu điển hình có sự đóng góp của thủy sản Việt Nam trong việc đưa vị thế nước ta trên trường quốc tế.

hiện ở các vai trò sau:

Thứ nhất: Ngành thủy sản đã góp phần vào việc Chuyển dịch cơ cấu nơng

nghiệp nơng thơn. Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Trong những năm qua sự biến động về giá cả thủy sản trên thế giới theo chiều hướng tăng, trong khi giá lúa gạo lại giảm. Do đó ngành thủy sản đã tận dụng một phần lớn diện tích canh tác lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang ni trồng thuỷ sản. Q trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang ni trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2011 đạt 125.400 ha. Có thể nói ni trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.

Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức ni cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nơng nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xố đói giảm nghèo ở nơng thơn. Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào ni cá theo mơ hình cá - lúa là 446.151 ha. Năm 20011, diện tích đã ni được xác định là 439.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.[1, tr 3].

Thứ hai: Thủy sản là nguồn xuất khẩu quan trọng mang lại lượng ngoại tệ

quan trọng cho nền kinh tế. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, ngành thuỷ sản ln giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thuỷ sản cịn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 6,11 tỷ USD, năm 2012 đạt 6,09 tỷ USD.[21, tr 1]. Kết quả này đã đưa thủy sản Việt Nam lên bản đồ xuất khẩu của thế giới. Thế giới không chỉ biết đến gạo xuất khẩu của Việt Nam, mà còn biết đến những sản phẩm thủy đặc sản biển xuất khẩu.

Thứ ba: Thủy sản đóng góp vai trị trong việc đảm bảo an ninh lương thực,

thực phẩm. Ngành thuỷ sản đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, khơng những thế nó cịn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Để làm được việc này, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mơ hình khai thác và ni trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mơ hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mơ hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn trên phạm vi cả nước.[1, tr 4]

Thứ tư là: Ngành thủy sản đã góp phần tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả

sử dụng đất đai ao hồ nhỏ ở vùng nơng thơn. Trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu nghề, ngành thủy sản đã tận dụng và sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước, ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Người dân hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là ni quảng canh, những năm gần đay ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống ni bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao cá mè, trắm, cá chép, trôi Ấn Độ và các lồi cá rơ phi đơn tính. Điều này đã làm cho nơng thơn Việt Nam nói chung ngày càng đa dạng ngành nghề, giải quyết viếc làm, nâng cao thu nhập khi mà các đối tượng gieo trồng kém hiệu quả.

Thứ năm: Góp phần đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo. Với quan điểm, thủy sản là nghề cá nhân dân, do đó thủy sản khơng chỉ là ngành nghề kiếm kế sinh nhai, mà với việc phát triển đánh bắt xa bờ bằng các phương tiện hiện đại, ngành thủy sản đã góp phần vào bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế và khai thác nước ta. Với phương tram “Mỗi ngư dân là một chiến sĩ, tầu thuyền là một pháo đài”. Thủy sản Việt Nam đã và đang góp phần vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Từ những vai trò trên đã cho thấy, quan điểm của Đảng ta về đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng thể hiện được tính đúng đắn, điều này được thể hiện rất rõ trong ngành thủy sản. Bên cạnh đó, những đóng góp của thủy sản nước ta ở trên, sẽ là động lực để các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và nhà khoa học tìm ra những hướng đi, những giải pháp hữu hiệu mới về chính sách, vốn, phát triển khoa học kỹ thuật cho thủy sản, đẩy mạn thị trường xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực… để qua đó nhằm phát huy hơn nữa vai trị, vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế. Thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản sẽ là động lực, bài học kinh nghiệm cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cở các lĩnh vực khác.

* Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế

Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt nam. Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 5,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 8,49%/năm ); sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng gấp 9,7 lần so với năm 1990, bình quân tăng 12,02%/năm ); sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 2,2 triệu tấn (tăng gấp 3,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 5,83%/năm). Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so năm 1990, bình quân tăng 18,5%/năm), 6,09 tỷ USD vào năm 2012 . Đặc biệt, tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhiều năm, năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu tôm là 2,39 tỷ USD và cá tra là 1,8 tỷ USD. Thủy sản ln trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất nước và giữ vững vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng ñầu thế giới. Đến nay nay, thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, đóng góp hiệu quả cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao

đời sống cho cộng đồng cư dân khắp các vùng nông thôn ven biển, hải đảo, đồng bằng, trung du, miền núi, đồng thời, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.[21, tr 1]

Những con số ấn tượng trên của ngành thủy sản đạt được không phải tự nhiên mà có. Tiềm năng và lợi thế mà ngành thủy sản có được chỉ được khơi dậy bằng các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của ngành và sự phát huy nguồn lực của nhân dân. Một trong những chính sách đúng đắn đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên phạm vi cả nước nói chung và Khánh Hịa nói chung. Vai trị, vị trí của ngành thủy sản nêu trên sẽ cho hướng đi đúng đắn của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản về các mặt: chuyển dịch cơ cấu phân ngành, chuyển dịch cơ cấu nghề và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh khánh hòa giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)