- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác:
3.2.1- Phương hướng chung phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản
3.2- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản tỉnh Khánh Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Hịa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2.1- Phương hướng chung phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản thủy sản
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI (30/9/2010), xác định cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – du lịch; công nghiệp – xây dựng; nơng, lâm, thủy sản. Trong đó: tỷ trọng dịch vụ – du lịch và công nghiệp – xây dựng cùng chiếm 45,5%; nông lâm thủy sản chiếm 9% GDP. Giá trị dịch vụ – du lịch tăng bình quân trên 14%; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình qn trên 17%; giá trị sản xuất nơng lâm thủy sản tăng trên 4%.
Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI và quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đều chỉ ra, ngành thủy sản trong những năm tới vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh Khánh Hòa là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu. Tập trung huy động mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế cùng với nhà nước đầu tư phát triển nhanh ngành thủy sản cả trên 4 lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Tiếp cận cơng nghệ hiện đại trong đó ưu tiên cho khâu nuôi trồng và chế biến nhất là nuôi trồng trên biển để tăng nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Gắn kết chặt chẽ giữa khai thác với an ninh quốc phòng vùng biển tạo tiền đề để đưa ngành thủy sản Khánh Hòa tới năm 2020 thành ngành kinh tế mạnh đồng bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và xuất khẩu, góp phần tích cực vào GDP của tỉnh. Trong 5 đến 10 năm tới thủy sản vẫn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và đến năm 2015 thủy sản phải thực sự vững mạnh đồng bộ trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến, xuất khẩu.