- Chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản
2.2.2.4- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo phân ngành thủy sản
Xu hướng chung là sự tăng lên liên tục của lực lượng lao động trong ngành thủy sản ở giai đoạn này, từ 58.500 người năm 2000 tăng lên 67.400 người vào năm 2005. Cơ cấu lao động ngành thủy sản năm 2000: Tổng lao động là 58.000 người, trong đó, khai thác thủy sản tỷ trọng 43,62% với 25.300 lao động; nuôi trồng thủy sản chiếm 28,44%, với 16.500 lao động; chế biến thủy sản chiếm 27,93%, với 16.200 lao động.
Đến cuối giai đoạn, cơ cấu lao động ngành thủy sản Khánh Hịa đã có sự thay đổi. Trong khi lao động trong ngành khai thác thủy sản và chế biến thủy sản có xu hướng tăng mạnh, thì ở ngành ni trồng thủy sản lao động vẫn giữ nguyên. Tổng số lao động ngành thủy sản vào năm 2005 là 67.400 người, trong đó: Khai thác thủy sản tăng lên 33.700 lao động, chiếm 50,0%; chế biến thủy sản tăng lên là 17.200 lao động, chiếm 25,52%; nuôi trồng thủy sản 16.500 lao động, chiếm 24,48%.
Trong cơ cấu lao động của ngành thủy sản qua phân tích ở trên cho thấy, lao động ngành khai thác thủy sản chiếm đến 50% trong tổng số lao động của ngành. Nhưng theo báo cáo của Sở NN & PT nông thôn, chất lượng lao động của ngành khai thác thủy sản còn thấp: Với hoạt động trên biển nên ngư dân ít được học hành, trình độ văn hóa tới 80% chưa phổ cập chương trình giáo dục cơ sở. Trình độ nghề nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm cha truyền con nối. Các thuyền trưởng, máy trưởng tuy đã được qua các lớp đào tạo nhưng chủ yếu vẫn là các lớp ngắn ngày nên vẫn chủ yếu hoạt động nhờ vào kinh nghiệm trong quá trình khai thác trên biển. Khả năng tiếp thu, sử dụng các phương tiện hiện đại cho khai thác hạn chế. Những
năm gần đây do ngư trường dần hướng ra biển khơi nên ý thức học tập để đủ kiến thức tiếp thu các phương tiện phục vụ khai thác đã dần thay đổi, tuy nhiên vẫn chỉ trong thành phần các máy trưởng, thuyền trưởng còn đa số nhân công lao động vẫn là sử dụng sức lao động cơ bắp là chính.